Đơn Phản Ánh Ô Nhiễm Môi Trường

Đơn Phản Ánh Ô Nhiễm Môi Trường

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm bởi việc con người đưa hóa chất gây ô nhiễm vào môi trường tự nhiên, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.[1] Ô nhiễm môi trường có thể ở dạng bất kỳ chất nào (rắn, lỏng hoặc khí) hoặc năng lượng (chẳng hạn như phóng xạ, nhiệt, âm thanh hoặc ánh sáng). Mặc dù ô nhiễm môi trường có thể do các sự kiện tự nhiên gây ra, nhưng đa số ô nhiễm do con người tạo nên. Ô nhiễm thường được phân loại là ô nhiễm nguồn điểm hoặc nguồn không điểm. Năm 2015, ô nhiễm đã giết chết chín triệu người trên toàn thế giới (cứ sáu người bị nhiễm thì có một người chết).[2] Ngoài ra,ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm bởi việc con người đưa hóa chất gây ô nhiễm vào môi trường tự nhiên, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.[1] Ô nhiễm môi trường có thể ở dạng bất kỳ chất nào (rắn, lỏng hoặc khí) hoặc năng lượng (chẳng hạn như phóng xạ, nhiệt, âm thanh hoặc ánh sáng). Mặc dù ô nhiễm môi trường có thể do các sự kiện tự nhiên gây ra, nhưng đa số ô nhiễm do con người tạo nên. Ô nhiễm thường được phân loại là ô nhiễm nguồn điểm hoặc nguồn không điểm. Năm 2015, ô nhiễm đã giết chết chín triệu người trên toàn thế giới (cứ sáu người bị nhiễm thì có một người chết).[2] Ngoài ra,ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.

Hành vi nào bị nghiêm cấm để tránh gây ô nhiễm môi trường?

Để môi trường sống xung quanh chúng ta tránh bị ô nhiễm, Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường đã liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo môi trường như sau:

- Vận chuyển, chôn, lấp, đồ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định pháp luật

- Xả nước thải, khí thải chưa được xử lý đạt chuẩn kỹ thuật ra môi trường.

- Phát tán, thải chất độc hại, vi rút lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên ra ngoài môi trường.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức chuẩn cho phép; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đảm bảo điều kiện.

- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

- Không thực hiện các công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.

- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường gây hậu quả xấu.

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa chất độc hại vượt chuẩn.

- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

Chất gây ô nhiễm môi trường là gì? Phân loại thế nào?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất ô nhiễm môi trường là những chất hóa học hoặc các tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm.

Trong đó, chất ô nhiễm được chia thành chất ô nhiêm khó phân hủy và chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

- Chất ô nhiễm khó phân hủy: Chất ô nhiễm có độc tính cao và khó phân hủy. Chất này có khả năng tích lũy sinh học và lan truyền trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

- Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy: Chất ô nhiễm khó phân hủy là chất được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

Khu vực ô nhiễm môi trường đất được quản lý thế nào?

Quản lý chất lượng môi trường đất được quy định tại Điều 17 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

- Chất lượng môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, phân loại và công khai thông tin theo quy định của pháp luật.

- Khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm phải được theo dõi và giám sát.

- Vùng đất bị ô nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và chất độc hại khác phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xử lý bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Khu vực ô nhiễm môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

Cụ thể, việc xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất được quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể:

+ Điều tra, đánh giá, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất, xác định nguyên nhân, phạm vi và mức độ ô nhiễm, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

+ Thực hiện biện pháp kiểm soát khu vực ô nhiễm môi trường đất gồm khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người.

+ Lập, thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất; ưu tiên xử lý các khu vực có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

+ Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường đất sau xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì?

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

- Chất thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất, các nhà máy không ngừng xả chất thải ra môi trường. Để tiết kiệm chi phí xử lý chất thải, một số doanh nghiệp đã xả thẳng chất thải xuống sông, hồ gây ô nhiễm

- Chất thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt trong đời sống của con người, bao ni lông vứt xuống sông, biển hay cống dẫn đến ô nhiễm nước, làm nước bốc mùi hôi thối và làm chết sinh vật sống dưới nước.

- Hoạt động nông nghiệp: Người nông dân thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón,…để bảo vệ và gia tăng năng suất cây trồng. Các chất độc này sẽ đi theo nước tưới, ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước.

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

- Hoạt động công nghiệp: Việc khai thác quặng, luyện kim, dệt,…thải ra chì, thủy ngân và nhiều kim loại độc hại khác lấy đi các chất ở trong đất, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chất của đất.

- Hoạt động nông nghiệp: Các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp ngấm xuống đất cũng gây ô nhiễm môi trường đất.

- Chất thải từ sinh hoạt: Rác, chất thải sinh cũng là một tác nhân gây ô nhiễm đất.

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí

- Chất thải công nghiệp: Các ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, luyện kim,…được xem là nguyên nhân khiến lượng khí thải nhà kính tăng chóng mặt. Quá trình sản xuất điện cũng thải ra lượng lớn khí CO2 độc hại.

- Hoạt động sinh hoạt của con người: Việc sử dụng các loại phương tiện giao thông, các thiết bị gia dụng như máy lạnh, tủ lạnh,…xả không ít khí thải độc hại ra môi trường nhưu CO2, CFC,…

Hành vi gây ô nhiễm môi trường bị xử lý như thế nào?

Cá nhân tổ chức thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà họ có thể bị phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Căn cứ Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí bị phạt như sau:

- Hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường: Phạt 40 - 50 triệu đồng.

- Hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt chuẩn:

+ Vượt mức chuẩn dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 50 - 80 triệu đồng.

+ Vượt mức chuẩn từ 03 - 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 - 10 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 80 - 100 triệu đồng.

+ Vượt mức chuẩn từ 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 100 - 150 triệu đồng.

7.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Bên cạnh việc hiểu rõ ô nhiễm môi trường là gì, cá nhân, tổ chức cần tránh thực hiện vi ô nhiễm môi trường, nếu không thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây ô nhiễm môi trường tại Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 như sau:

- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 - dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng hoặc từ 3.000 - dưới 10.000 kg chất thải nguy hại khác. - Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 - dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng hoặc từ 1.500 - dưới 3.000 kg chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Xả thải ra môi trường từ 500 - dưới 5.000 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 - dưới 500 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên. - Xả thải ra môi trường 500 m3/ngày trở lên nước thải vượt quy chuẩn từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 300 - 500 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn từ 05 - 10 lần hoặc từ 100 - dưới 300 mét khối (m3) trên ngày nước thải vượt chuẩn 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Thải ra môi trường từ 150.000 - dưới 300.000 m3/giờ khí thải vượt quy từ 05 - dưới 10 lần hoặc từ 100.000 - dưới 150.000 m3/giờ khí thải vượt quy 10 lần trở lên. - Thải ra môi trường 150.000 m3/giờ trở lên khí thải vượt quy chuẩn từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100.000 - dưới 150.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 50.000 - dưới 100.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 - dưới 200.000 kg hoặc từ 70.000 - dưới 100.000 kg nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 - dưới 200 mSv/năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 - dưới 0,01 mSv/giờ.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng

- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 - dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm hoặc từ 10.000 - dưới 50.000 kg chất thải nguy hại khác;

- Xả thải ra môi trường từ 5.000 - dưới 10.000 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 500 - dưới 5.000 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên;

- Thải ra môi trường từ 300.000 - dưới 500.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 150.000 - dưới 300.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên;

- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000 - dưới 500.000 kg

- Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 200 - dưới 400 mSv/năm hoặc giá trị suất liều từ 0,01 - dưới 0,02 mSv/giờ;

- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm

- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm  hoặc 50.000 kg trở lên chất thải nguy hại khác; - Xả thải ra môi trường 10.000 m3/ngày trở lên nước thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 5.000 m3/ngày trở lên nước thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên; - Thải ra môi trường 500.000 m3/giờ trở lên khí thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 300.000 m3/giờ trở lên khí thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên; - Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kg trở lên; - Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều 400 mSv/năm trở lên hoặc giá trị suất liều 0,02 mSv/giờ trở lên; - Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

Phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm

Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi: “Ô nhiễm môi trường là gì?” cùng các vấn đề liên quan đến bảo vệ mội trường. Nếu còn vấn đề vướng mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.