Motchill là trang sưu tầm chia sẻ nhầm mục đích để mọi người khám phá tìm hiểu và thưởng thức thế giới phim đa dạng. Trải nghiệm hình ảnh sắc nét và âm thanh chất lượng với tốc độ cao từ mọi thể loại, mọi quốc gia khác nhau, thường xuyên cập nhật các bộ phim mới hứa hẹn sẽ đem lại những trải nghiệm tốt cho các bạn yêu phim.
Motchill là trang sưu tầm chia sẻ nhầm mục đích để mọi người khám phá tìm hiểu và thưởng thức thế giới phim đa dạng. Trải nghiệm hình ảnh sắc nét và âm thanh chất lượng với tốc độ cao từ mọi thể loại, mọi quốc gia khác nhau, thường xuyên cập nhật các bộ phim mới hứa hẹn sẽ đem lại những trải nghiệm tốt cho các bạn yêu phim.
- Anh nói gì về lượt view của phần 5 "Người trong giang hồ" đạt được trong vòng 1 tháng không hề thua kém Sơn Tùng M-TP?
- Người trong giang hồ đã ra đến 5 phần, nhưng tôi cảm nhận đến phần 4 mới thật sự là cột mốc đánh dấu hướng đi của tôi trong việc sản xuất các phim ca nhạc là đúng đắn.
Trước khi ra phần 5, tôi kỳ vọng trong vòng 3 - 4 tuần sẽ đạt được 20 triệu lượt xem, không ngờ con số đạt được hơn gấp đôi. Điều này khiến tôi thật sự bất ngờ và tin rằng chuỗi sản phẩm này thành công.
Khi ra mắt 3 phần đầu, tôi cảm nhận mình chưa được chú ý lắm. Đến khi nhân vật Trần Hạo Nam của phần 4 được yêu thích, mọi người mới tìm lại các phần trước để xem. Đến nay phần 3 cũng đã được 60 triệu lượt xem.
- Nhân vật Trần Hạo Nam xuyên suốt series phim ca nhạc này được anh hình thành như thế nào?
- Ngày xưa, tôi có thích một nhân vật Trần Hạo Nam trong phim của hãng TVB Hong Kong. Nhân vật này giống hệt với tôi ngoài đời, luôn sống vì tình nghĩa, vì anh em. Tuy nhiên ngoài tên gọi giống nhau, tôi không bắt chước hay xào nấu bất cứ thứ gì.
Khi xây dựng kịch bản, tôi muốn làm theo kiểu phim xã hội nhưng không muốn nội dung quá nặng nề, nhiều hình ảnh bạo lực mà nhất định phải có yếu tố gây cười. Tôi nghĩ đây là ưu điểm của các loạt phim ca nhạc gắn liền với tên tuổi của mình.
Nhân vật Trần Hạo Nam trong series Người trong giang hồ rất được khán giả, đặc biệt là trẻ em yêu thích. Ảnh: NVCC.
- Theo anh, đối tượng chính theo dõi và ủng hộ series "Người trong giang hồ" là ai?
- Đối tượng theo dõi Người trong giang hồ cũng như yêu thích Lâm Chấn Khang chủ yếu là... con nít. Nếu người lớn đi xem ca nhạc, họ chỉ đi một mình. Còn nếu các bé đi xem phải có phụ huynh đi kèm, do đó tôi có cơ hội chinh phục thêm một lượng fan khác.
Do đó, tôi xác định đúng đối tượng mình phải phục vụ và nuôi dưỡng là ở lứa tuổi, tầng lớp nào.
- Nội dung phim khắc họa những màn đối đầu của các băng nhóm giang hồ, có nhiều cảnh sử dụng súng. Liệu điều này có thích hợp cho các em nhỏ?
- Nếu xem kỹ, những cảnh quay đó đều mang ý nghĩa cái thiện chiến thắng cái ác, cho những đứa trẻ hiểu đâu là những việc làm sai trái và nhân vật Trần Hạo Nam sẽ là người đi đấu tranh giành lại lẽ phải. Chúng tôi hoàn toàn không dạy cho các em làm những chuyện không hay hay sử dụng vũ khí.
Kịch bản trong phần 5 tôi nghĩ rất nhân văn, đề cập đến vấn đề bắt cóc trẻ con đang rất nóng, qua đó dạy cho các bé tránh bị người xấu dụ dỗ. Tôi đi diễn nhiều nơi, nhiều phụ huynh khen series của tôi rất ý nghĩa, dạy con của họ trở nên mạnh mẽ.
Dĩ nhiên, khi các em xem đi xem lại giúp phim của tôi tăng views rất nhanh. Có người “trách vui” tôi ra phim khiến con họ ăn cũng xem, trước khi ngủ cũng xem nếu không sẽ khóc, hóa đơn tiền điện vì vậy cũng tăng.
- Trung bình mỗi phần, anh đầu tư hết chi phí bao nhiêu?
- Hai phần đầu được đầu tư không đáng kể. Đến phần 3, tôi bắt đầu chỉn chu và kỹ lưỡng hơn. Hai phần gần đây nhất được thực hiện với chi phí cao, đặc biệt phần 5 tốn kém 700 triệu đồng. Phần lớn dùng để đầu tư bối cảnh, thực hiện kỹ xảo quay trong vòng 1 tuần.
- Khoản tiền thu lại từ YouTube có đủ để anh “thu hồi vốn?”
- Ngay lập tức thì không thể nhưng một khoảng thời gian nữa có thể sẽ trang trải đủ. Với tôi, làm phim ca nhạc là một đam mê, nhưng vẫn phải có nguồn đầu tư để nuôi dưỡng nó, nếu không có khoản thu này thì tôi không dám làm.
- Anh nói gì với những người cho rằng sản phẩm của mình là “hài nhảm”?
- Tôi chỉ cười và nói rằng: “Khi bạn làm được những điều giống tôi thì hãy đánh giá”. Thành công của tôi hiện tại được hàng chục triệu người Việt Nam công nhận.
Lâm Chấn Khang khẳng định các cảnh hành động trong phim đều mang tính tích cực. Ảnh: NVCC.
Phần 5 của Người trong giang hồ có lượt xem khủng chỉ sau 1 tháng phát hành.
- Sau thành công của series này, tên tuổi của anh trong làng nhạc có gì khởi sắc?
- Tôi có thêm nhiều lợi thế trong công việc, hình ảnh khác hẳn, cát-sê tăng. Trước đây, khán giả biết đến cái tên Lâm Chấn Khang qua ca khúc Phương đó hãy tha thứ cho anh, nhưng chỉ ở mức trung bình chứ chưa thể gọi là bứt phá. Thời điểm đó, nhóm người thích tôi tập trung ở các bạn trẻ, đang yêu,
Nhưng nhờ Người trong giang hồ mà tôi mở rộng thêm đối tượng trẻ em và người trung niên. Tôi được mọi người trong giới và người hâm mộ ưu ái dành cho cái tên “ca sĩ làm hài lòng ba thế hệ”. Gần đây, bộ phim Cái xác không hồn của tôi nói lên nỗi lòng của người đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan cũng rất được lòng những người lớn tuổi.
Đây là tầng lớp những người ngang tuổi mẹ tôi, trước đây cho rằng Lâm Chấn Khang chỉ hát nhạc thị trường. Nhưng gần đây, tôi đã bắt đầu lấy được lòng của họ. Đây là điều trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Nhiều bạn bè của mẹ tôi cũng khen, khiến mẹ tôi rất tự hào.
- Thời điểm này ngoài các tỉnh miền Tây anh còn có những thị trường chính nào?
- Không phải nói quá, nhưng thị trường miền Tây của tôi lúc này rất mạnh. Không chỉ cuối tuần mà ngày nào cũng có lịch diễn.
Trong 2 năm trở lại đây, tôi dần đến các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Nếu miền Tây được 10 phần thì hai miền còn lại cũng được 7, 8. Tất cả đều nhờ sức hút của Người trong giang hồ.
Có thời điểm lịch diễn các tỉnh phía Nam và diễn nước ngoài kín mít, khiến khán giả 2 miền còn lại “mắng vốn”. Nhưng có lẽ tôi là người miền Tây, có gia đình ở đây nên tôi có phần ưu ái.
Nam ca sĩ đầu tư nhiều yếu tố hài hước trong những bộ phim ca nhạc của mình. Ảnh: NVCC.
- Anh có ý tưởng tấn công vào những thị trường nhạc trẻ của Noo Phước Thịnh, Đông Nhi?
- Nhiều người hỏi tôi sao không lên truyền hình, thi game show để “xâm chiếm” thị trường của người này, người kia. Nhưng với tôi, “rừng nào cọp nấy”, mỗi người phải thống trị một lĩnh vực.
Ví dụ tôi là vua của khu rừng này nhưng khi qua khu rừng khác, tôi chỉ là một con tốt. Ngược lại, chưa chắc vua của nơi khác đến thị phần của tôi có thể vượt tôi được. Mỗi người có ưu điểm riêng, nên giữ vững quan điểm.
- Có phải anh đang nói đến biệt danh “ông vua miền Tây” của mình?
- Tên gọi đó do khán giả đặt, chứ tôi không dám tự nhận. Nhìn tôi ngoài đời có vẻ nghiêm túc, nhưng lên sân khấu như có ai nhập, không cần biết những gì xung quanh mà chỉ biết nhập tâm hát. Một tiết mục của tôi, không chỉ hát thôi mà còn phải gây cười, phải "điên". Nhờ vậy mà khán giả yêu thương vì cảm thấy vui vẻ, gần gũi.
Tôi là người miền Tây nên biết người dân ở đây muốn gì. Họ có thể rất dễ chinh phục nhưng cũng có cái khó riêng. Nhiều ca sĩ về đây diễn không được vì họ chưa thật.