Từ lúc ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nuôi chí lớn và ấp ủ khát cọng giải phóng đồng bào, dân tộc thoát khỏi áp bức, bóc lột của chế độ thực dân phong kiến. Với khát vọng đó, Hồ Chí Minh đã vượt qua biết bao khó khăn gian khổ. Người nổ lực, kiên trì và tự làm phong phú cho sự hiểu biết của mình bằng việc học. Mục đích học tập của Bác là đem lại cho mọi người “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính việc này, Người từng khuyên nhủ chúng ta:“Học để làm việc,làm người,làm cán bộ . . .”Đối vớiNgười học tập được xác định mục đích, nội dung, động cơ, thái độ và phương pháp học tập sao mang lại hiệu quả. Theo Người việc học tập hết sức quan trọng. Mục đích học trước tiên là “để làm việc”, để phục vụ nhân dân. Người xác định học để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và học để nâng cao trình độ tri thức của mình để phục vụ nhân dân tốt hơn.Năm 1913 – 1914 lúc ở Anh, Bác học tiếng Anh do giáo sư người Ý dạy. Thầy giáo người Ý biết tiếng Đức, cho nên Bác học cả tiếng Đức và tiếng ý của vị giáo sư này. Hàng ngày, Bác ra ngồi ở vườn hoa Hay-đơ để học (Bác Hồ cây đại thọ. NXB Trẻ - 1997). Người học một cách kiên trí và đều đặn. Chính vì vậy Người biết và giỏi rất nhiều ngoại ngữ.Có lấn Bác gặp Sác Lông Ghê (Charles Longuet). chủ tờ báo “Dân chúng” là cháu ngọi của Các – Mác. Ông này giúp cho Bác viết báo. Lúc đầu Bác viết năm dòng, rồi sửa hết. Sau đó Bác viết lại. Bài đầu tiên của Bác đăng tờ “Đời sống thợ thuyền”, năm 1917. Sau đó Bác viết cho nhiều tờ báo ở Pháp như: “Nhân đạo” và “Dân chúng”. Bác viết báo để tuyên truyền, tố cáo thực dân Pháp. Nói chung học viết báo là phục vụ cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Ngoài ra Bác thường xuyên tranh thủ nghe diễn thuyết để học tập. Nội dung học tập của Người hết sức phong phú.Người học mọi lúc, mọi nơi, “học để làm người”. Tức là học tập rèn luyện đạo đức cách mạng nhằm phục vụ nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng: đạo đức cách mạng của người cách mạng tóm tắt có năm điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Bởi đạo đức cách mạng liên quan đến thành công hay thất bại của cách mạng.Vì vậy làm người cách mạng là phải có đạo đức cách mạng. Muốn có đạo đức cách mạng là ra sức học tập và rèn luyện suốt đời.Học làm người ở Bác thể hiện rõ nhất ba mối quan hệ của con người. Đó là: với mình, với người và với việc.Thứ nhất: Với mình thì phải tu dưỡng rèn luyện cả tài lẫn đức, nhưng đức là cái trước tiên.Thứ hai: Với người phải rạch ròi, rõ ràng giữa ta và địch, giữa cái thiện và cái ác. Đấy là tư tưởng nhân đạo, thương người, là truyền thống dân tộc, lòng nhân ái đối với người bần cùng, bị áp bức, đọa đày nhưng cũng kiên quyết, triệt để với bọn áp bức, thống trị, thực dân,Thứ ba: Với việc là hết lòng phục vụ nhân dân, trung thành vô hạn với Tổ quốc và ham làm việc ích nước lợi dân, không tham địa vị, công danh, làm hại đồng bào dân tộc. Người đã khẳng định và chỉ rõ:“Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làmViệc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”Khi còn ở Pắc Bó, mặc dù hàng ngày bận trăm công ngàn việc, nhưng Bác vẫn dành thời gian dạy học văn hóa cho các đồng chí bên cạnh Bác như: Nông Thị Trưng, Thế An, Đức Thành cùng các đồng chí khác. Người thường xuyên khuyên nhủ: “Bất kỳ hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn hóa tri thức của mình”.Học để làm người, làm cán bộ. Hồ Chí Minh cho rằng: những cán bộ trí thức học nhiều nhưng không có kinh nghiệm, công tác chưa quen nề nếp làm việc của Đảng. Đồng chí có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhưng văn hóa lại thấp do vậy học để làm cán bộ. Người chỉ ra rằng: “Đảng phải giúp đỡ cho cán bộ tự học, Đảng đã giúp cán bộ phải chịu khó học”. Cho nên nâng cao trình độ văn hóa cán bộ cũ và dạy cho cán bộ trí thức làm công tác quần chúng là rất cần thiết. Làm cán bộ là phải ra sức học tập, thường xuyên nâng cao trình độ tri thức, năng lực công tác phục vụ nhân dân.Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, để đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao dân trí nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xóa mù chữ, giáo dục toàn dân nâng cao dân trí. Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.Khi vừa độc lập, Tổ quốc đứng trước ba thứ giặc: “Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Người cho rằng: “Giặc dốt” cũng đồng hành với hai thứ giặc kia, không kém phần nguy hiểm. Người kêu gọi và phát động phong trào “Bình dân học vụ” để xóa dốt. Mặt khác chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chú tâm đến đội ngũ kế thừa, những chủ nhân tương lai của dân tộc.Điều này thể hiện rõ trong thư gởi học sinh nhân ngày khai giảng năm 1945, Người nhấn mạnh: “Non sông Việt Nam có vẻ vang hay không, dân tộc Việt nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không . . .một phần lớn phải nhờ vào công lao học tập của các cháu”.Người khẳng định việc học có tầm quan trọng đặc biệt: “Học đi đôi với hành tức là xây dựng nề tảng đạo đức trong sáng”. Bác là tấm gương sáng cho cán bộ đảng viên và nhân dân noi theo học tập. Người nói: “Bác 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống phải học, còn phải hoạt động cách mạng”. Không phải chỉ học ở sách vở mà phải gắn liền thực tiễn công tác và cuộc sống. Đồng thời cũng phải học ở quần chúng nhân dân. Học ở nhân dân, học ở cuộc sống là một tư tưởng lớn của của Người. Nó phong phú sinh động chứ không có gì xa xôi, trừu tượng.Ngày nay học tập theo tư tưởng củ Bác là xác định động cơ học tập một cách trong sáng. Học không phải để lấy bằng cấp “ông Nghè, ông Cống” thời phong kiến. Mà học để nâng cao trình độ hiểu biết, để phục vụ nhân dân. Học để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp chung và chủ yếu là áp dụng vào thực tế. Cuộc đời hoạt động và học tập của Bác là một minh chứng mẫu mực về việc tự học.Vâng! Học tập tư tưởng Người là phải hành động theo tư tưởng của Người, tức là ra sức học tập chủ nghĩa Mác-LêNin. đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, năng lực chuyên môn, thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ mọi mặt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong mọi giai đoạn cách mạng, nhất là hiện nay./
Từ lúc ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nuôi chí lớn và ấp ủ khát cọng giải phóng đồng bào, dân tộc thoát khỏi áp bức, bóc lột của chế độ thực dân phong kiến. Với khát vọng đó, Hồ Chí Minh đã vượt qua biết bao khó khăn gian khổ. Người nổ lực, kiên trì và tự làm phong phú cho sự hiểu biết của mình bằng việc học. Mục đích học tập của Bác là đem lại cho mọi người “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính việc này, Người từng khuyên nhủ chúng ta:“Học để làm việc,làm người,làm cán bộ . . .”Đối vớiNgười học tập được xác định mục đích, nội dung, động cơ, thái độ và phương pháp học tập sao mang lại hiệu quả. Theo Người việc học tập hết sức quan trọng. Mục đích học trước tiên là “để làm việc”, để phục vụ nhân dân. Người xác định học để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và học để nâng cao trình độ tri thức của mình để phục vụ nhân dân tốt hơn.Năm 1913 – 1914 lúc ở Anh, Bác học tiếng Anh do giáo sư người Ý dạy. Thầy giáo người Ý biết tiếng Đức, cho nên Bác học cả tiếng Đức và tiếng ý của vị giáo sư này. Hàng ngày, Bác ra ngồi ở vườn hoa Hay-đơ để học (Bác Hồ cây đại thọ. NXB Trẻ - 1997). Người học một cách kiên trí và đều đặn. Chính vì vậy Người biết và giỏi rất nhiều ngoại ngữ.Có lấn Bác gặp Sác Lông Ghê (Charles Longuet). chủ tờ báo “Dân chúng” là cháu ngọi của Các – Mác. Ông này giúp cho Bác viết báo. Lúc đầu Bác viết năm dòng, rồi sửa hết. Sau đó Bác viết lại. Bài đầu tiên của Bác đăng tờ “Đời sống thợ thuyền”, năm 1917. Sau đó Bác viết cho nhiều tờ báo ở Pháp như: “Nhân đạo” và “Dân chúng”. Bác viết báo để tuyên truyền, tố cáo thực dân Pháp. Nói chung học viết báo là phục vụ cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Ngoài ra Bác thường xuyên tranh thủ nghe diễn thuyết để học tập. Nội dung học tập của Người hết sức phong phú.Người học mọi lúc, mọi nơi, “học để làm người”. Tức là học tập rèn luyện đạo đức cách mạng nhằm phục vụ nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng: đạo đức cách mạng của người cách mạng tóm tắt có năm điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Bởi đạo đức cách mạng liên quan đến thành công hay thất bại của cách mạng.Vì vậy làm người cách mạng là phải có đạo đức cách mạng. Muốn có đạo đức cách mạng là ra sức học tập và rèn luyện suốt đời.Học làm người ở Bác thể hiện rõ nhất ba mối quan hệ của con người. Đó là: với mình, với người và với việc.Thứ nhất: Với mình thì phải tu dưỡng rèn luyện cả tài lẫn đức, nhưng đức là cái trước tiên.Thứ hai: Với người phải rạch ròi, rõ ràng giữa ta và địch, giữa cái thiện và cái ác. Đấy là tư tưởng nhân đạo, thương người, là truyền thống dân tộc, lòng nhân ái đối với người bần cùng, bị áp bức, đọa đày nhưng cũng kiên quyết, triệt để với bọn áp bức, thống trị, thực dân,Thứ ba: Với việc là hết lòng phục vụ nhân dân, trung thành vô hạn với Tổ quốc và ham làm việc ích nước lợi dân, không tham địa vị, công danh, làm hại đồng bào dân tộc. Người đã khẳng định và chỉ rõ:“Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làmViệc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”Khi còn ở Pắc Bó, mặc dù hàng ngày bận trăm công ngàn việc, nhưng Bác vẫn dành thời gian dạy học văn hóa cho các đồng chí bên cạnh Bác như: Nông Thị Trưng, Thế An, Đức Thành cùng các đồng chí khác. Người thường xuyên khuyên nhủ: “Bất kỳ hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn hóa tri thức của mình”.Học để làm người, làm cán bộ. Hồ Chí Minh cho rằng: những cán bộ trí thức học nhiều nhưng không có kinh nghiệm, công tác chưa quen nề nếp làm việc của Đảng. Đồng chí có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhưng văn hóa lại thấp do vậy học để làm cán bộ. Người chỉ ra rằng: “Đảng phải giúp đỡ cho cán bộ tự học, Đảng đã giúp cán bộ phải chịu khó học”. Cho nên nâng cao trình độ văn hóa cán bộ cũ và dạy cho cán bộ trí thức làm công tác quần chúng là rất cần thiết. Làm cán bộ là phải ra sức học tập, thường xuyên nâng cao trình độ tri thức, năng lực công tác phục vụ nhân dân.Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, để đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao dân trí nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xóa mù chữ, giáo dục toàn dân nâng cao dân trí. Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.Khi vừa độc lập, Tổ quốc đứng trước ba thứ giặc: “Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Người cho rằng: “Giặc dốt” cũng đồng hành với hai thứ giặc kia, không kém phần nguy hiểm. Người kêu gọi và phát động phong trào “Bình dân học vụ” để xóa dốt. Mặt khác chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chú tâm đến đội ngũ kế thừa, những chủ nhân tương lai của dân tộc.Điều này thể hiện rõ trong thư gởi học sinh nhân ngày khai giảng năm 1945, Người nhấn mạnh: “Non sông Việt Nam có vẻ vang hay không, dân tộc Việt nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không . . .một phần lớn phải nhờ vào công lao học tập của các cháu”.Người khẳng định việc học có tầm quan trọng đặc biệt: “Học đi đôi với hành tức là xây dựng nề tảng đạo đức trong sáng”. Bác là tấm gương sáng cho cán bộ đảng viên và nhân dân noi theo học tập. Người nói: “Bác 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống phải học, còn phải hoạt động cách mạng”. Không phải chỉ học ở sách vở mà phải gắn liền thực tiễn công tác và cuộc sống. Đồng thời cũng phải học ở quần chúng nhân dân. Học ở nhân dân, học ở cuộc sống là một tư tưởng lớn của của Người. Nó phong phú sinh động chứ không có gì xa xôi, trừu tượng.Ngày nay học tập theo tư tưởng củ Bác là xác định động cơ học tập một cách trong sáng. Học không phải để lấy bằng cấp “ông Nghè, ông Cống” thời phong kiến. Mà học để nâng cao trình độ hiểu biết, để phục vụ nhân dân. Học để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp chung và chủ yếu là áp dụng vào thực tế. Cuộc đời hoạt động và học tập của Bác là một minh chứng mẫu mực về việc tự học.Vâng! Học tập tư tưởng Người là phải hành động theo tư tưởng của Người, tức là ra sức học tập chủ nghĩa Mác-LêNin. đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, năng lực chuyên môn, thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ mọi mặt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong mọi giai đoạn cách mạng, nhất là hiện nay./
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo luôn có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đó không chỉ là triết lí, lí luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc; chứa đựng những lời răn dạy hết sức sâu sắc và thấm thía của Hồ Chí Minh đối với những người làm nghề giáo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo là tiếp nối truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc Việt Nam, vận dụng và phát triển sáng tạo triết lý giáo dục của nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trở thành nền tảng xây dựng đường lối, chính sách về công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng và Nhà nước ta.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã nhận thức rõ vị trí, vai trò và năng lực và phẩm chất của người thầy trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Văn kiện Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII của Đảng chỉ rõ: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Đảng đã nhận thức rõ: Vấn đề mấu chốt của tiến trình đổi mới giáo dục đại học chính là nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên. Lúc này, cần có sự thay đổi sâu sắc tư duy giáo dục của cả đội ngũ giảng viên và đội ngũ làm công tác quản lý.
Gần đây, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã tiếp tục khẳng định quan điểm "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân" và đề ra 9 nhiệm vụ; trong đó có nhiệm vụ về "Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo" nhằm chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo, đồng thời có cơ chế kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... Cùng với đó bản thân ngành giáo dục cần đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên và đề ra nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp như: thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, đổi mới phương pháp giảng dạy; mở nhiều lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực cho cán bộ, giáo viên ở các cấp học; các trường học thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ để đánh giá rút kinh nghiệm, nhắc nhở tinh thần trách nhiệm của giáo viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào công tác giảng dạy đã kích thích tính năng động, sáng tạo của học sinh trong chiếm lĩnh tri thức.
Kế thừa hệ thống quan điểm chỉ đạo đã có, Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra yêu cầu việc xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội xác định cần: "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người" [1, tr.136], trong đó nhấn mạnh: "Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cái thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" [1, tr.139]. Những quan điểm trên của Đảng chính là trở về với triết lý giáo dục Hồ Chí Minh nhằm thực hiện thành công chiến lược trồng người - "những người hữu ích cho nước Việt Nam" như Hồ Chí Minh mong muốn.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tri thức đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống. Giáo dục và đào tạo là chìa khóa cho sự thành công của mỗi quốc gia. Nhìn vào hệ thống giáo dục có thể dự đoán được tương lai của một đất nước. Nhìn vào đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có thể đánh giá được chất lượng của một nền giáo dục. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Hiện nay, cả nước có gần 1,5 triệu nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chiếm khoảng 10%. Tỷ lệ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp như sau: khoảng 18% ở giáo dục mầm non, 65% ở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, 6% ở giáo dục cao đẳng, đại học, 11% ở cơ quan quản lý giáo dục các cấp [9].
Bên cạnh những mặt tiêu biểu rất đáng tự hào, đội ngũ nhà giáo hiện nay vẫn còn những hạn chế, bất cập, đó là: "Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp" (Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo). Đó là những điều trái với truyền thống của nhà giáo Việt Nam, trái với đạo đức, thiên chức và danh vị cao quý mà Nhân dân đã giành cho nhà giáo. Do đó, việc quán triệt học tập và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của người thầy giáo là một trong những nguyên tắc quan trọng, quyết định đến chất lượng đào tạo của nước ta hiện nay.
Ngày nay khi đất nước đang trên đường hội nhập quốc tế, nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển thì vai trò của người thầy càng rất quan trọng và cùng với đó là yêu cầu đặt ra cho người thầy cũng ngày càng cao hơn về mọi mặt, vì vậy những tư tưởng của Hồ Chí Minh về "người thầy" càng có ý nghĩa và giá trị lịch sử, xuyên suốt chặng đường cách mạng mà Đảng và Nhà nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục đi. Thực hiện tốt các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên góp phần quan trọng thực hiện thành công và có hiệu quả chiến lược phát triển giáo dục đại học đến năm 2030 nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Đồng thời, đây cũng là sự khẳng định sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nói riêng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4, 5, 9, 10, 12, 14, 15 (2011), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[9]. Phạm Quang Trung (2019), "Các giải pháp hữu hiệu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục", Báo Giáo dục và Thời đại điện tử, ngày 12/8/2019.