Khắc Phục Hiện Trường Sau T_Vljlgcom4 1

Khắc Phục Hiện Trường Sau T_Vljlgcom4 1

Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển đô thị hóa và công nghiệp hóa, các vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu 7 loại ô nhiễm môi trường phổ biến đang đe dọa cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển đô thị hóa và công nghiệp hóa, các vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu 7 loại ô nhiễm môi trường phổ biến đang đe dọa cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Làm thế nào để khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường?

Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, cần có sự kết hợp giữa các biện pháp từ cá nhân, doanh nghiệp đến chính phủ. Một trong những giải pháp hiệu quả là sử dụng các công nghệ hiện đại để làm sạch môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực làm sạch đô thị và công nghiệp.

Trang web Xequetduong.vn cung cấp các giải pháp hiện đại với các sản phẩm xe quét đường và xe hút bụi công nghiệp giúp làm sạch môi trường hiệu quả, đặc biệt là trong việc giảm thiểu ô nhiễm đất và không khí tại các khu vực đô thị. Những sản phẩm này không chỉ làm sạch đường phố mà còn giúp kiểm soát lượng bụi, rác thải, từ đó góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Khẩn trường rà soát, khắc phục hậu quả sau bão

Theo báo cáo nhanh của các đơn vị trường học trên địa bàn TP, cơn bão số 3 (Yagi) gây hiệt hại đáng kể về tài sản, chủ yếu làm gãy đổ cây xanh, tường bao, tốc mái nhà xe; rất may không có thiệt hại về người.

Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh chia sẻ, kết quả rà soát tại các trường học (mầm non, tiểu học, THCS) trên địa bàn huyện cho thấy, có 505m2 mái, 40m tường rào, 6 cửa kính, 4 thiết bị điện tử, 21 biển bảng bị gãy, đổ, hư hại; 31 cây xanh bị bật gốc. Trong buổi sáng nay, các trường học đã huy động nhiều lực lượng vào cuộc để phối hợp hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão.

Phó trưởng Phòng Phụ trách Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh Nguyễn Tiến Dũng cho biết, tại các trường học trên địa bàn huyện có tổng 98 cây xanh bị gãy đổ, 15m tường rào đổ, 1 biển trường gãy; 60 biển bảng, khẩu hiệu bị bay, 300m mái tôn bị tốc.

Thông tin về tình hình thiệt hại sau bão Yagi, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho hay: các trường học trên địa bàn quận Ba Đình có 68 cây, 1 cổng sắt, 17m tường rào bị đổ, 7 mái bị tốc. Hiện các trường huy động lực lượng phối hợp với UBND phường và Ban quản lý dự án nhanh chóng dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau bão để bảo đảm điều kiện an toàn trước khi cho học sinh trở lại trường học.

Tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Ban giám hiệu và chi đoàn giáo viên phối hợp với lực lượng dân quân của phường Vĩnh Phúc ra quân dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra. Các phòng học, phòng chức năng được kiểm tra và xử lý đảm bảo an toàn sau bão. Khu vực cổng trường, sân trường và hành lang lớp học được các chi đoàn giáo viên dọn dẹp vệ sinh; những cành cây gẫy đổ được cắt tỉa, trồng lại, lá cây rụng được quét dọn dẹp sạch sẽ.

Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Hà Đông sáng nay có rất đông phụ huynh đến trường từ sớm, cùng thầy cô giáo cắt tỉa cành cây gãy đổ, vệ sinh lớp học, sân trường để chuẩn bị điều kiện an toàn đón học sinh trở lại.

Trước đó, thực hiện tinh thần Công điện của Bộ GD&ĐT và văn bản chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở GD&ĐT đã gửi các đơn vị, nhà trường 2 văn bản về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Yagi) nêu rõ: nhà trường chủ động vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả khi có thiên tai, sự cố xảy ra; dọn dẹp vệ sinh trường lớp ngay sau mưa bão đảm bảo an toàn, sạch sẽ, phòng chống dịch bệnh để chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới.

“Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường hoàn thành công tác dọn dẹp, vệ sinh môi trường trước 15 giờ chiều nay”, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh cho biết.

Còn Ban giám hiệu Trường THCS Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình cho hay, chỉ trong một buổi sáng nay, nhờ sự đoàn kết, hỗ trợ của phụ huynh học sinh, các lực lượng cùng cán bộ giáo viên, khuôn viên Trường THCS Hoàng Hoa Thám đã khang trang, gọn sạch và an toàn.

Chủ động thời gian đón học sinh trở lại

Sáng 8/9, Sở GD&ĐT Hà Nội có Công văn số 3069/SGDĐT-CTTT-KHCN gửi phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; các trường học trực thuộc; trung tâm tin học - ngoại ngữ - kỹ năng sống về việc khắc phục hậu quả cơn bão số 3, chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học.

Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị Trưởng các phòng GD&ĐT, hiệu trưởng nhà trường khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại, báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí, khắc phục hậu quả do báo số 3 gây ra; theo dõi chặt chẽ thời tiết và tình hình thực tế của đơn vị để chủ động quyết định thời gian học sinh trở lại trường, bảo đảm thực hiện tốt khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025.

“Trong ngày hôm nay, 8/9, các trường rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nếu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thì tổ chức dạy - học từ ngày mai, 9/9. Đối với trường chưa đủ điều kiện thì tiếp tục cho học sinh nghỉ học, tập trung khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn mới đón học sinh trở lại trường học”, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết.

Theo đó, với các nhà trường chưa thể đón học sinh trở lại trường theo kế hoạch, ban giám hiệu nhà trường yêu cầu 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đến trường, khẩn trương khắc phục hậu quả của bão; chủ động có kế hoạch dạy bù cho học sinh; đồng thời, nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình để quản lý, bảo đảm an toàn cho học sinh.

Ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, hiện các nhà trường đang tích cực thu dọn cành cây gãy đổ, rà soát đường điện, khơi thông hệ thống thoát nước, bảo đảm môi trường học đường thông thoáng, an toàn.

Tinh thần chung được các đơn vị, trường học quán triệt tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh là tuyệt đối không chủ quan với diễn biến thời tiết sau khi bão tan; duy trì lực lượng ứng trực tại trường, sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất ngờ; đồng thời thông tin tới gia đình nhắc nhở học sinh phòng tránh tai nạn thương tích khi di chuyển trên đường.

Được biết, ngày mai (9/9), hầu hết các trường học trên địa bàn TP đón học sinh trở lại học tập bình thường. Được sự đồng ý của phụ huynh, có trường chuyển sang học trực tuyến; số ít trường tiếp tục nghỉ học để đơn vị khẩn trường khắc phục hậu quả, bảo đảm tuyệt đối an toàn trước khi đón học sinh.

Đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?

Hoạt động công nghiệp và sản xuất

Quản lý chất thải không hiệu quả

Khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lý

Có mấy loại ô nhiễm môi trường?

Hiện nay, ô nhiễm môi trường bao gồm 7 loại: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm tầm nhìn, ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm môi trường đất chủ yếu bắt nguồn từ việc xả thải không đúng quy trình của các loại chất thải công nghiệp và nông nghiệp. Dẫn đến sự tích tụ các hợp chất độc hại xenobiotic trong đất, gây suy giảm chất lượng đất, làm cho đất trở nên khô cằn, mất cân bằng dinh dưỡng và không còn khả năng nuôi dưỡng thực vật. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp mà còn đe dọa đến an toàn lương thực và sức khỏe của con người. Việc xử lý và kiểm soát ô nhiễm đất cần được ưu tiên để bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái bền vững.

Hậu quả là đất trở nên cằn cỗi, ảnh hưởng đến nông nghiệp và sức khỏe con người khi thực phẩm bị nhiễm độc từ đất ô nhiễm.

Ô nhiễm môi trường nước chủ yếu xuất phát từ việc xả thải không kiểm soát của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày. Những chất ô nhiễm như hóa chất độc hại, vi khuẩn, và chất thải chưa qua xử lý từ các nhà máy xả thẳng vào sông, hồ và mạch nước ngầm, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ làm suy giảm chất lượng nguồn nước mà còn đe dọa trực tiếp đến sự sống của các loài sinh vật thủy sinh, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật cho con người khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề báo động toàn cầu, gây ra những tác động trực tiếp và nghiêm trọng đối với con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. Các nguồn phát thải chủ yếu đến từ xe cộ, nhà máy và các khu công nghiệp, thải ra các chất ô nhiễm như NOx, SO₂ và bụi mịn PM2.5.

Những hợp chất này không chỉ làm giảm chất lượng không khí mà còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, ung thư phổi và bệnh tim mạch, đồng thời làm suy thoái hệ sinh thái tự nhiên. Việc kiểm soát ô nhiễm không khí cần được ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống.

Ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông, hoạt động công nghiệp và các khu vui chơi giải trí đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Tiếng ồn liên tục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, giấc ngủ và khả năng tập trung của con người. Đồng thời, nó cũng làm xáo trộn môi trường sống của các loài động vật, gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của hệ sinh thái.

Ô nhiễm tầm nhìn tuy không được nhắc đến nhiều như các loại ô nhiễm khác, nhưng vẫn là một vấn đề quan trọng cần lưu tâm. Việc duy trì một môi trường trong lành, thông thoáng không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn góp phần bảo tồn cảnh quan và vẻ đẹp tự nhiên của hành tinh chúng ta.

Ô nhiễm tầm nhìn xảy ra khi không gian xung quanh bị che phủ hoặc biến đổi bởi các yếu tố như khói bụi, các tòa nhà cao tầng hay công trình xây dựng không quy hoạch. Tình trạng này làm mất đi nét đẹp tự nhiên, cản trở tầm nhìn và gây cảm giác ngột ngạt, khó chịu cho người dân.

Sự gia tăng số lượng phương tiện giao thông, hoạt động sản xuất và xây dựng cùng với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu. Nhiệt độ tăng cao khiến các dòng sông băng dần tan chảy, làm mực nước biển dâng cao, thu hẹp diện tích đất liền, đe dọa môi trường sống của con người và nhiều loài sinh vật. Tình trạng này không chỉ làm mất đi không gian sinh tồn mà còn gia tăng nguy cơ thiên tai và biến đổi môi trường tự nhiên.

Hiện nay, những ánh sáng nhân tạo từ đèn đường, quảng cáo, và nhiều nguồn khác không chỉ làm giảm tầm nhìn của chúng ta vào ban đêm mà còn ảnh hưởng đến chu kỳ sinh học tự nhiên của nhiều loài động thực vật.