Đoạn văn ngắn triển khai khoảng 4-5 câu
Đoạn văn ngắn triển khai khoảng 4-5 câu
Bộ VH-TT&DL vừa có kế hoạch tổ chức trưng bày “Không gian giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam” tại Lào. Hoạt động này nhằm chào mừng Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022; kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào (5/9/1962-5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2022).
Theo đó, “Không gian giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam” diễn ra từ ngày 18 đến 21/7, tại Cung Văn hóa Quốc gia Lào (thủ đô Viêng Chăn, Lào), với tên gọi “Vẻ đẹp Việt Nam”, giới thiệu những hình ảnh về văn hóa, đất nước, con người, di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam; sự phát triển của đất nước, tiềm năng du lịch tới công chúng Lào, bạn bè quốc tế tại Lào, góp phần tích cực phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Cụ thể, không gian giới thiệu hơn 60 hình ảnh, tư liệu về các di sản văn hóa của Việt Nam đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc ghi danh; triển lãm áo dài truyền thống Việt Nam; hình ảnh, hiện vật văn hóa giới thiệu về Năm Du lịch Quốc gia 2022 tại Quảng Nam với chủ đề “Du lịch xanh”; thành tích của thể thao Việt Nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31.
Lễ khai mạc “Không gian giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam” tại Lào dự kiến diễn ra vào ngày 18/7 tới, với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao hai nước. Tại Lễ khai mạc, các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam sẽ tổ chức biểu diễn một số tiết mục nhạc dân tộc.
“Việt Nam con Rồng tỉnh giấc” (Viêtnam, le réveil du dragon) là tên của phóng sự vừa được kênh truyền hình Pháp “France 3” phát tối 23/5 vào khung giờ vàng của mình. Phóng sự giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên cũng như các phong tục tập quán đặc sắc của nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam, trong đó có một phần nói về Hà Nội với cây cầu Long Biên và sông Hồng.
Trong chương trình có tên gọi “Faut pas rêver” (có nghĩa là “Đừng mơ”), nữ phóng viên Tania Young đã đưa khán giả truyền hình Pháp đi dọc đất nước, từ Bắc vào Nam khám phá những thay đổi của đất nước Việt Nam qua năm tháng. Hành trình từ thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước qua Huế rồi vào tới thành phố Hồ Chí Minh.
Trong bộ phim, những hình ảnh độc đáo về cuộc sống, sinh hoạt của một số dân tộc vùng cao phía Bắc cũng như của cư dân vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long tuy vất vả nhưng đầy tình người đã để lại nhiều ấn tượng đối với người xem.
Thú vị hơn và có lẽ pha cả sự ngạc nhiên khi khán giả truyền hình Pháp được xem những cảnh tập thể dục của nhiều lứa tuổi vào lúc trời còn mờ sương quanh Hồ Gươm- là thời điểm thành phố chưa bị tỉnh giấc bởi tiếng động của những phương tiện giao thông đi lại hay cảnh buôn bán trên đường phố của người Hà Nội – một nét không thể thiếu của thủ đô.
Hình ảnh cây cầu Long Biên trăm tuổi do người Pháp xây dựng (1899-1902) và đặt tên là "Pont Doumer" – một biểu tượng cũng như nhân chứng của bao sự kiện lịch sử của Hà Nội đã xuất hiện trong phóng sự.
Huế, kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với những hình ảnh thật đặc trưng bởi hệ thống lăng tẩm, đền, cung điện cũng hết sức hấp dẫn khán giả Pháp.
Trong khi đó, thành phố Hồ Chí Minh được khắc họa bởi nhịp sống sôi động của một đô thị mới hiện đại, những tòa nhà cao tầng bên cạnh một số kiến trúc mang dáng dấp châu Âu với những nét quyến rũ rất riêng. Đường phố đông đúc người, xe đi lại, cảnh buôn bán tấp nập cũng là những nét quen thuộc của thành phố này…
Đặc biệt, khán giả được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ của vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên của thế giới và là một địa danh khó bỏ qua đối với bất kỳ du khách nào đến với Việt Nam.
Với thời lượng 1h50’ của phóng sự "Việt Nam - Rồng tỉnh giấc", hình ảnh con người, đất nước Việt Nam đang phát triển và vươn lên đã hiện ra như một bức tranh với rất nhiều cảnh đẹp, hấp dẫn mang bản sắc văn hóa độc đáo.
Như vậy, sau những hình ảnh đã được phát sóng trên những kênh truyền hình lớn nổi tiếng trên thế giới như CNN, BBC, FTV (Pháp)… đất nước, con người Việt Nam trung thực lại tiếp tục lên sóng của truyền hình Pháp./.
(HBĐT) - Trong chuyến công tác cùng với Cục báo chí (Bộ TT&TT) tại Lào vào tháng 11 vừa qua, chúng tôi đã có dịp ghi lại một số hình ảnh về đất nước Lào ở 2 trung tâm du lịch lớn của đất nước Triệu Voi là thủ đô Viêng Chăn và cố đô Luông Pha băng. Bên cạnh các di tích văn hóa, lịch sử, nước bạn còn có các danh thắng, điểm du lịch sinh thái tạo được dấu ấn đặc biệt với du khách các nước khi đến nơi này…
Thạt Luổng ở thủ đô Viêng Chăn, tiếng Lào có nghĩa là "Tháp Lớn", được xây dựng vào năm 236 Phật lịch (tức năm 307 trước Công nguyên). Thế kỷ XVI, khi đất nước thống nhất, Đức vua của Vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) là Xệt Thả Thi Lạt đã dời đô từ Luông Phabang về Viêng Chăn và đã cho tu bổ lại Thạt Luổng. Thạt Luổng là một công trình kiến trúc độc đáo và trở thành biểu tượng và niềm tự hào của đất nước Triệu Voi xinh đẹp, mến khách và là trung tâm để tổ chức những ngày hội lớn của đất nước Lào.
Patuxay, khải hoàn môn ở thủ đô Viêng-Chăn và cũng được coi là biểu tượng của thành phố này, biểu tượng chiến thắng của người Lào. Công trình được xây dựng để vinh danh những chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp và luôn là điểm đến của du khách.
Nước Lào có 1400 ngôi chùa và Chùa Xiêng Thong (nghĩa là chùa của thành phố vàng) là một trong những ngôi chùa cổ nhất và quan trọng ở cố đô Luông Pha băng, được xây dựng trong giai đoạn 1559-1560. Với ý nghĩa tâm linh và nét kiến trúc độc đáo, ngôi chùa là điểm đến của đông đảo du khách xa, gần.
Thác Kuang Si- Thác nước xanh như ngọc, cách trung tâm Luông Pha băng 30 km. Với vẻ hoang sơ và nét độc đáo, quần thể thác đã trở thành điểm đến hấp dẫn của hầu hết khách du lịch khi đến nơi đây.
Thác nước Tad Sae (Tat Sẻ) ở huyện Xiêng Ngân (tỉnh Luông Pha băng) cũng không kém phần thu hút. Tại điểm này còn có dịch vụ cưỡi voi, đu cáp treo, tắm thác và các món ăn dân tộc. Du khách các nước đến khá đông, nhất là mùa nước đầy...
Du khách tham gia các dịch vụ cưỡi voi ở thác nước Tát- sẻ, điểm du lịch giao nhau giữa rừng và sông.
(HBĐT) - Trong những ngày này, trên mọi nẻo đường, con phố của thành phố Hòa Bình - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh được trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ cờ hoa, băng rôn khẩu, thảm hoa, cây cảnh... chào mừng lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội Chiêng Mường lần thứ hai.
(HBĐT) - Thời gian từ nay cho đến ngày kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh không còn nhiều. Hiện nay, tại các công trình trên địa bàn thành phố Hoà Bình, các nhà thầu, đơn vị chức năng được giao nhiệm vụ đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hạng mục công trình nhằm hoàn thiện nốt những công đoạn cuối. Đặc biệt, công tác chuẩn bị cảnh quan tại các trục đường chính, khu Quảng trường Hoà Bình, công viên Tuổi trẻ...đang được triển khai hết sức quyết liệt. Tất cả vì mục tiêu đảm bảo cho Lễ kỷ niệm niệm 130 năm thành lập tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh Hoà Bình diễn ra thành công tốt đẹp
Việt Nam – hình chữ S, là nơi những tâm hồn kiên cường và bất khuất đứng vững trước thách thức chiến tranh. Thiên nhiên tươi đẹp và nguồn tài nguyên phong phú là niềm tự hào của chúng ta. Hãy chiêm ngưỡng những bức ảnh đẹp nhất về quê hương Việt Nam, nơi chúng ta luôn tự hào và yêu mến.
Với tình yêu và niềm tự hào về quê hương, chúng ta hãy cùng nhau khám phá những hình ảnh đẹp nhất về Việt Nam. Qua từng bức ảnh, chúng ta lại một lần nữa tự hào về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam.
Khám phá vẻ đẹp của biển đảo Việt Nam qua những hình ảnh tuyệt vời
Khám phá vẻ đẹp bất tận của cánh đồng Việt Nam
Ngắm nhìn hình ảnh tuyệt vời về cảnh sát biển Việt Nam
Chìm đắm trong vẻ đẹp của con người Việt Nam, nét đẹp độc đáo của đất nước
Gặp gỡ những khoảnh khắc đẹp tinh tế về cuộc sống của người Việt Nam
Khám phá vẻ đẹp độc đáo của con trâu trong đời sống người Việt Nam
Chìm đắm trong bức tranh tuyệt vời về cuộc sống con người Việt Nam
Ghi lại hình ảnh đẹp của cuộc sống người dân Việt Nam hiện đại
Gặp gỡ vẻ đẹp tinh tế của cuộc sống người Việt Nam
Khám phá hành trình vẻ đẹp cuộc sống của người Việt Nam
Chìm đắm trong vẻ đẹp hiện đại của đời sống con người Việt Nam
Lắng nghe câu chuyện hữu tình của làng quê Việt Nam qua những hình ảnh đẹp
Bức tranh giản dị mà ẩn chứa vẻ đẹp to lớn về cuộc sống người Việt Nam
Khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của đất nước và con người Việt Nam
Chìm đắm trong hình ảnh đẹp và chân thực về những người con của Việt Nam
Khám phá những khoảnh khắc thú vị và hấp dẫn tại đất nước Việt Nam
Đặt chân vào thế giới văn hóa độc đáo và cuộc sống tươi mới của người Việt Nam
Chìm đắm trong vẻ đẹp của con người Việt Nam
Nhìn nhận cuộc sống tươi mới qua ảnh đẹp của người Việt Nam
Ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống của người dân Việt Nam
Khám phá vẻ đẹp đặc sắc của đất nước Việt Nam
Dáng vẻ xinh đẹp của người con Việt Nam
Khám phá vẻ đẹp đặc sắc của cột cờ Việt Nam
Những góc tuyệt vời của đất nước Việt Nam
Hòa mình trong vẻ đẹp biển đảo quê hương Việt Nam
Khám phá vẻ đẹp biển đảo tuyệt vời của Việt Nam
Những khoảnh khắc tuyệt vời bên cây tre Việt Nam
Chìm đắm trong vẻ đẹp độc đáo chỉ có ở Việt Nam
Gặp gỡ với vẻ đẹp của con người Việt Nam
Những hình ảnh đẹp về cuộc sống của người Việt Nam xưa
Khám phá vẻ đẹp đời sống của người Việt
Bức tranh tuyệt vời với hoa sen Việt Nam kết hợp cùng thiếu nữ áo dài
Ngắm nhìn vẻ đẹp bình yên của làng quê Việt Nam
Khám phá vẻ đẹp tinh tế của ngôi nhà Việt Nam
Nhâm nhi hương vị phố Phở Việt Nam qua những bức ảnh đẹp
Chìm đắm trong không khí ấm áp của ngày Tết tại Việt Nam
Góc nhìn ấn tượng vào người dân tận tâm làm bánh chưng cho mùa Tết Việt
Khám phá vẻ đẹp dịu dàng của áo dài trên các nữ sinh Việt Nam
Nhìn nhận vui tươi của trẻ em Việt Nam đang hòa mình trong niềm vui đùa
Chìm đắm trong vẻ đẹp tươi mới của cuộc sống người Việt Nam
Gặp gỡ văn hóa độc đáo qua hình ảnh văn hóa con người Việt Nam
Chìm đắm trong vẻ đẹp tinh tế của con người Việt Nam
Khám phá vẻ đẹp hiền hòa của đất nước Việt Nam
Nhìn nhận vẻ đẹp vĩnh cửu của tổ quốc Việt Nam
Gặp gỡ vẻ đẹp sôi động của Việt Nam - Sài Gòn
Góc nhìn tươi mới về Việt Nam hiện đại
Những hình ảnh giao thoa ẩm thực truyền thống Tết tại Việt Nam
Khám phá vẻ đẹp thơ mộng của sông núi Việt Nam
Hình ảnh quyến rũ của Việt Nam - Đà Nẵng
Góc nhìn đẹp như tranh về Hội An, Việt Nam
Bức tranh tuyệt vời về vẻ đẹp của Huế, Việt Nam
Chìm đắm trong đẹp lãng mạn của Việt Nam lúc hoàng hôn
Khám phá vẻ đẹp tươi mới của Việt Nam
Việt Nam in sâu đậm trong trái tim chúng ta với những bài ca truyền thống, hình ảnh của những người lao động chăm chỉ, kiên cường. Không chỉ là quê hương của con người, thiên nhiên ở đất nước này cũng ghi lại những câu chuyện hiếm có về vẻ đẹp độc đáo. Những dãy núi cao vút là biểu tượng của sức mạnh và ý chí bất khuất, đã chứng minh qua những cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Cánh đồng lúa mùa vàng bát ngát, lũy tre xanh mướt, gốc đa cổ thụ và những ao đình yên bình... tất cả là những hình ảnh vĩnh cửu, ký ức không thể phai mờ trong trí nhớ của mỗi người con Việt Nam.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (tiếng Lào: ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ) là một quốc gia có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á. Lào giáp giới nước Myanma và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây. Lào còn được gọi là "đất nước Triệu Voi" hay Vạn Tượng; ngôn ngữ của nước này là tiếng Lào. Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao (chữ Hán: 哀牢), Lão Qua. Lịch sử của Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu (南詔). Vào thế kỷ 14, vua Phà Ngùm (Fa Ngum) lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang (Vạn Tượng). Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Việt Nam, Miến Điện và Xiêm.
Đất nước Lào với nhiều công trình kiến trúc đặc sắc
Đến thế kỷ 18, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một số tiểu vương quốc còn lại. Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp trong thế kỷ 19 và bị sáp nhập vào Liên bang Đông Dương vào năm 1893. Trong Thế chiến thứ hai, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Năm 1949 quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo của vua Sisavang Vong và mang tên Vương quốc Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký Hiệp ước Genève, công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào. Từ 1955 đến 1975, Vương quốc Lào ủng hộ mạnh mẽ Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lại sức bành trướng của phe Cộng sản tại Đông Dương. Tình trạng bất ổn về chính trị tại Việt Nam cũng đã lôi kéo Lào vào cuộc Chiến tranh Đông Dương lần hai (Xem thêm Chiến tranh bí mật) và là yếu tố dẫn đến nội chiến Lào và một vài cuộc đảo chính. Từ năm 1968 Bắc Việt đã gởi các đơn vị của họ tham chiến cùng quân Pathet chống lại Quân đội Lào. Năm 1975 phong trào cộng sản Pathet Lào đã lật đổ chính quyền hoàng tộc, xử tử vua Savang Vatthana và nắm quyền lãnh đạo đất nước này. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày này cũng được lấy làm ngày quốc khánh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Lào là thành viên Liên Hiệp Quốc từ ngày 14 tháng 12 năm 1955 (lưu ý: chính phủ Lào này không phải là lực lượng Pathet mà là chính phủ Vương quốc Lào). Quan hệ ngoại giao với Bắc Việt Nam cấp đại sứ được thiết lập từ ngày 6 tháng 9 năm 1962. Những năm cuối thập niên 1980, Lào thực hiện chính sách nới lỏng kiểm soát kinh tế. Năm 1997 quốc gia này gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay quan hệ với Việt Nam vẫn là cơ bản trong chính sách đối ngoại của Lào.Địa lý Lào là một quốc gia ở Đông Nam Á không giáp với biển. Địa thể đất Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam. Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse. Lào cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.Chính trị Chính đảng duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (ĐNDCM Lào). Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 9 ủy viên Bộ Chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng. Các quyết sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua. Lào thông qua hiến pháp mới năm 1991. Trong năm sau đó đã diễn ra bầu cử Quốc hội với 85 đại biểu. Các thành viên quốc hội được bầu bằng bỏ phiếu kín. Quốc hội do cuộc bầu cử năm 1997 tăng lên thành 99 đại biểu đã thông qua các đạo luật mới mặc dù cơ quan hành pháp vẫn giữ quyền phát hành các sắc lệnh liên quan. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra tháng 2 năm 2002 với 109 đại biểu.Kinh tế Lào - một trong số ít các nước cộng sản còn lại - đã bắt đầu dỡ bỏ việc kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm 1986. Kết quả từ một xuất phát điểm thấp là rất ấn tượng. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988-2001 ngoại trừ một khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997. Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây đã có tuyến đường sắt nối thủ đô Vientiane (Lào) đến khu vực Noong Khai (Thái Lan), hệ thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị. Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.Hành chính Lào áp dụng một hệ thống hành chính bốn cấp gồm cấp trung ương và ba cấp địa phương. Cấp địa phương cao nhất là tỉnh có 17 đơn vị và thành phố Vientinane. Cấp địa phương thấp hai là các quận, huyện, thị xã. Cấp địa phương thấp nhất là các xã. * Thành phố: Vientiane(thủ đô), Luang Prabang * Thị xã: Attopeu, Ban Houayxay, Bounneua, Hat Dokeo, Luang Namtha, Nam Thane, Napheng, Oudomxay, Paklay, Pakse, Paksong, Phongsali, Phonhong, Phonsavan, Salavan, Savannakhet, Sayaboury, Seno, Thakhek, Thangone, Vang Vieng, Viengsay.Dân cư Khoảng 60% dân cư là dân tộc Lào theo nghĩa hẹp, nhóm cư dân thống lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất thấp. Dân tộc Lào bắt nguồn từ người Thái di cư từ Trung Quốc xuống phía nam khoảng thiên niên kỷ 1 trước công nguyên. 8% dân cư thuộc các sắc tộc khác ở vùng đất thấp cùng với người Lào được gọi chung là Lào Lùm. Các dân tộc sinh sống ở vùng cao là người H'Mông (Mèo), Dao (Yao hay Miền), Thái đen, Shan và một ít người gốc Tây Tạng-Miến Điện, sống tại các khu vực cô lập của Lào. Các bộ lạc vùng cao với một di sản ngôn ngữ sắc tộc hỗn hợp ở phía bắc của Lào. Một cách tổng quát họ được biết đến như là người Lào Sủng hay người Lào vùng cao. Các vùng núi ở trung tâm và miền nam là nơi sinh sống của các bộ lạc thuộc sắc tộc Môn-Khmer, được biết đến như là người Lao Thơng. Có một ít người là gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, nhưng nhiều người đã rời khỏi đây sau khi Lào giành độc lập cuối những năm thập niên 1940 và sau 1975. Thuật ngữ Lào không nhất thiết phải chỉ đến ngôn ngữ, dân tộc Lào hay tập quán của người Lào mà nó bao hàm ý nghĩa chính trị nhiều hơn. Nó có thể bao hàm cả các sắc tộc không phải là người Lào gốc nhưng đang sinh sống ở Lào và là công dân Lào. Tương tự như vậy từ "Lào" có thể chỉ đến những người hay ngôn ngữ, văn hóa và ẩm thực của những người thuộc sắc tộc Lào đang sinh sống ở vùng Đông Bắc Thái Lan (Isan). Tôn giáo chính là Phật giáo nguyên thủy, cùng với những điểm chung của thờ cúng linh vật trong các bộ lạc miền núi là sự cùng tồn tại một cách hòa bình của thờ cúng tinh thần. Có một số ít người theo đạo Kitô và đạo Hồi. Ngôn ngữ chính thức và chi phối là tiếng Lào, một kiểu phát âm của Nhóm ngôn ngữ Thái. Người Lào vùng trung và cao nguyên nói tiếng của bộ lạc mình.Văn hóa
Nền văn hóa Lào chịu ảnh hưởng nặng của Phật giáo Thượng tọa bộ. Sự ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, văn học và nghệ thuật biểu diễn của Lào.
Âm nhạcÂm nhạc của Lào chịu ảnh hưởng lớn của các nhạc cụ dân tộc như khèn (một dạng của ống tre). Một dàn nhạc (mor lam) điển hình bao gồm người thổi khèn (mor khaen) cùng với biểu diễn múa bởi nghệ sĩ khác. Múa Lăm vông (Lam saravane) là thể loại phổ biến nhất của âm nhạc Lào, những người Lào ở Thái Lan đã phát triển và phổ biến rộng rãi trên thế giới gọi là mor lam sing.Lễ hội Lễ hội ở Lào hay được gọi là Bun. Nghĩa đúng của Bun là phước. Làm Bun nghĩa là làm phước để được phước. Cũng như các bước trong khu vực Đông Nam Á, lễ hội tại đất nước Lào cũng chia làm 2 phần, phần lễ và phần hội. Lào là xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Mỗi năm có 4 lần tết: Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông), Tết Lào (Bun PiMay vào tháng 4) và Tết H'mong (tháng 12). Ngoài ra còn các lễ hội: Bun PhaVet ( Phật hóa thân) vào tháng 1 ; Bun VisakhaPuya (Phật Đản) vào tháng 4; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao PhanSa (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10.Ẩm thực Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Campuchia và Thái Lan : cay, chua và ngọt. Tuy nhiên , ẩm thực lại mang những phong cách đặc trưng rất riêng. Giao thông Giao thông Lào được xem tương đối tốt, tại các thành phố lớn, giao thông rất thuận tiện. Người Lào tại vùng thủ đô đều sử dụng xe hơi do giá nhập khẩu rẻ, người làm công chức được cấp xe nên lượng xe 4 bánh tại các thành phố lớn rất nhiều. Xe máy hầu như rất ít và không có, xe đạp cũng hiếm thấy ngay tại thủ đô. Đường xá hầu hết là đường 2 chiều, tại các ngã tư đèn xanh là đèn một hướng và không cho phép hướng đối diện chạy. Đèn bộ hành cũng như đèn cho xe chạy đều là đèn một hướng. Người Lào rất tôn trọng luật giao thông, không thấy trường hợp bóp còi inh ỏi trên đường, rất hiếm khi thấy kẹt xe trên đườngDu lịch Lào Du lịch Lào là du lịch văn hóa, thắng cảnh nước Lào với những vùng núi hoang sơ cùng nhiều vùng quê thanh bình. Du lịch Lào được chia làm 7 vùng chính: Vientiane, Xiengkhoang, Luang Phabang, Thakhek, Savanakhet, Pakse và Champasak. Các điểm du lịch trong 7 vùng này là : * Vientiane Xứ Lào là xứ Chùa. Tổng cộng Lào có 1.400 ngôi chùa. Do đó, tại đây nổi tiếng như cảnh quan That Luang và Chùa Phra Keo , Chùa Ông Tự, Chùa Sí Mương, Chùa Sisaket, Vườn Phật Suốn Xiêng Khuôn (tục gọi là Suốn Phụt tức Vườn Chư Phật), quần thể hàng trăm bức tượng đúc theo Phật thoại, trong vùng Thà-Đừa, cách Vientiane khoảng 25 km, gần cầu Hữu Nghị Lào-Thái. Ở Vientiane có một ngôi chùa Việt tên Bàng Long, khá nguy nga. Từ chợ sáng trên đại lộ Lan Xang, đã thấy sừng sửng đài Anou Savary (đài chiến sĩ vô danh), sau 1975 được đổi tên thành Khải Hoàn Môn ( Patu Xay ), toạ lạc giữa bùng binh giới ranh phố Vientiane và khu vực That Luang. Đài Anou Savary được tạo dựng từ 1958, phần dưới và ngoài mô phỏng theo đài Arc de Triumphe tại Paris, phần trên và trong gồm những nét kiến trúc, phù điêu đặc thù Lào. Đứng trên tầng cao nhất của Anou Savary ta có thể thấy toàn diện cảnh quan Vientiane. Con đường huyết mạch ở Vientiane là đường Sí Mương-Samsenthay, sầm uất trù phú, dấu ấn kiến trúc còn lại của thực dân Pháp chạy xuyên suốt từ khu That Khao lên trung tâm Ô-Điên – SengLao, ra đến vùng Si Khay – Wattay, rồi bỗng dưng ngừng lại, nhường cho kiến trúc cổ truyền Lào: Nhà sàn. Vientiane nằm thoai thoải ven sông Mêkông. Bên kia bờ là tỉnh NongKhai (Thái Lan). Khúc sông nầy, năm 1994 chính phủ Úc đã tài trợ xây chiếc Cầu Hữu Nghị Lào-Thái (Lao-Thai Friendship Bridge) dài 1240m. Chính nhờ chiếc cầu này mà đã ra mở ra hướng phát triển mới cho du lịch 2 nuớc, kết nối hành lang Đông – Tây và mở ra sự phát triển cho ngành du lịch của cả 3 nước Đông Dương. Bờ sông Vientiane chưa được khai thác đúng mức, chủ yếu mới ở mặt hàng ăn, quán cóc. Quán cóc ven bờ sông Vientiane rất đa dạng về thực phẩm, với nhiều món ăn ngon và lạ miệng.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đăng ký khóa học:
357 Lê Hồng Phong, Phường 2, Quận 10, TP. HCM
Tel: 028. 3925. 6284 - 028. 3925. 9688
Hotline: 1900 7060 - 028 3622 8849
Triển lãm nằm trong chuỗi “Những ngày Văn hóa Du lịch Việt Nam tại Lào và những ngày Văn hóa Du lịch Lào tại Việt Nam 2017”, diễn ra từ ngày 17/7 đến 21/7.
Chương trình diễn ra nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị Việt Nam Lào, nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt -Lào.
Triển lãm “Vẻ đẹp đất nước và con người Lào” giới thiệu hơn 100 bức ảnh nhằm đem đến cho khán giả Việt Nam cùng bạn bè quốc tế tại Hà Nội cơ hội ngắm nhìn và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất nước, văn hóa và con người Lào thông qua góc nhìn nhiếp ảnh. Qua đó, tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghĩ và hợp tác tốt đẹp giữa nhân dân hai nước.
Copyright © 2024 Embassy of Vietnam in NewZealand
Chiều nay (25/8), tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Thủ đô Vientiane, Lào diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm trưng bày chuyên đề “Đất nước, con người và văn hóa Việt Nam”.
Đây là sự kiện được Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 61 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2023), 46 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2023).
Tham dự có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, Đại diện cộng đồng người Việt Nam cùng đông đảo bà con cộng đồng người Việt và người dân Lào đang sinh sống và làm việc tại Thủ đô Vientiane.
Với trên 200 tài liệu là hiện vật, hình ảnh và tài liệu khoa học phụ được giới thiệu trong trưng bày chuyên đề, Ban Tổ chức mong muốn giới thiệu tới du khách tham quan tại Lào nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung những hình ảnh đẹp về thiên nhiên, đất nước, con người và sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, nội dung trưng bày cũng truyền tải những hình ảnh khắc họa rõ nét mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước trong hơn 60 năm qua. Đồng thời thể hiện, dù trải qua vô vàn thăng trầm của lịch sử, quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào anh em luôn được Đảng, Nhà nước và người dân hai nước ra sức gìn giữ, dày công vun đắp, trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc, đồng thời là quy luật phát triển chung của hai nước, trên con đường phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Theo ban tổ chức, thời gian trưng bày của triển lãm sẽ kéo dài từ nay đến hết ngày 25/9/2023.
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Socialist Republic of Vietnam)
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.
Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, biên giới đất liền dài 4.510km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1.650 km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình). Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Kinh tuyến: 102º 08′ – 109º 28′ đông; Vĩ tuyến: 8º 02′ – 23º 23′ bắc. Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Việt Nam có chiều dài lịch sử hơn 4.000 năm (theo truyền thuyết) với nhà nước đầu tiên là Văn Lang thời vua Hùng. Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với những cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 2/7/1976 Quốc hội khóa VI họp kỳ họp thứ nhất đã quyết định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với một quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước có từ hàng ngàn năm của người Việt cùng sự hội tụ của 54 thành phần dân tộc khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam.
Bản sắc văn hóa của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong đời sống sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế từ phong tục tập quán, trang phục cho đến phong cách ẩm thực.
Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể thay thế được. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.
Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.
Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.
Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự kín đáo, e lệ và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống sẵn có.
Ẩm thực chính là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt và đặc trưng của từng quốc gia trên thế giới. Nếu như khi nhắc đến sushi mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ ngay đến Nhật Bản, món kimchi gắn liền với Hàn Quốc, Thái Lan với món ăn nổi tiếng như tomyum, xôi xoài thì khi nhắc đến Việt Nam chắc chắn du khách sẽ không thể nào bỏ qua được món phở, bánh mì, bánh xèo, bún nem cua bể.
Đó là những món ăn đã tạo nên thương hiệu cho ẩm thực Việt Nam và được CNN ghi tên trong danh sách TOP 8 nền ẩm thực mới nổi có sức lan tỏa nhất thế giới. Đặc trưng của ẩm thực Việt Nam là sự dung hòa trong cách pha trộn nguyên liệu, không quá cay, quá ngọt hay quá mặn. Các nguyên liệu gia vị để chế biến món ăn rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm, gia vị thực vật, quả hoặc lá non, các gia vị lên men và các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á.
Việt Nam – một đất nước uốn lượn theo hình chữ S bên bờ biển Đông có 54 dân tộc anh em với những con người kiên cường, bất khuất, hiên ngang trước bao cuộc chiến tranh xâm lược; một đất nước có những vùng đất bề dày mấy ngàn năm lịch sử. Với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và dồi dào, chúng ta – những người con của đất Việt vẫn thường hay tự hào khi nhắc về Tổ Quốc, quê hương của mình. Mời quý thính giả cùng VOVLIVE trải nghiệm vẻ đẹp của đất nước và
Nhân kỷ niệm 61 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào (05/9/1962 – 05/9/2023), 46 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào (18/7/1977 – 18/7/2023), Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào tổ chức trưng bày chuyên đề “Đất nước, con người và văn hóa Việt Nam”.
Đây là dịp để tuyên truyền giới thiệu, quảng bá hình ảnh về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế trên đất nước Lào. Đồng thời tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào.
Với trên 200 tài liệu hiện vật, hình ảnh và tài liệu khoa học phụ được giới thiệu trong trưng bày chuyên đề, mong muốn giới thiệu tới du khách tham quan trên đất nước Lào nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung những hình ảnh đẹp về thiên nhiên, đất nước, con người và sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, nội dung trưng bày còn khắc họa rõ nét, tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước hơn 60 năm qua. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tình hữu nghị Việt Nam – Lào luôn được hai nước không ngừng dày công vun đắp, trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc và là quy luật phát triển chung của hai nước trên con đường phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Chuyên đề “Đất nước, con người và văn hóa Việt Nam” được kỳ vọng sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ keo sơn, gắn bó, tin cậy, làm nền tảng vững chắc cho sự hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa hai dân tộc Việt Nam – Lào trong thời đại mới.
Thời gian trưng bày và tổ chức khai mạc: 7 ngày, từ ngày 21/8-27/8/2023 (Khai mạc lúc 15h00 ngày 25/8/2023). Thời gian phục vụ khách tham quan từ 25/8-25/9/2023 tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Lào, Đại lộ 450 năm, bản Saphangmuk, quận Xaythany, thủ đô Vientiane./.
Cứ vào mỗi dịp Quốc khánh, những người con đất Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Lào lại cảm thấy hạnh phúc, tự hào và thêm yêu quê hương đất nước trước những thành tựu nổi bật cũng những sự đổi thay của một Việt Nam hùng cường và hội nhập quốc tế.
Hơn 10 năm sinh sống và làm việc tại Lào, cô Nguyễn Thị Lan Chi, Phó Hiệu trưởng Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du, luôn cảm thấy xúc động và tự hào mỗi khi tới Quốc khánh 2/9.
Trong ký ức của cô vẫn còn in đậm hình ảnh về những lá cờ Tổ quốc được treo trước cổng mỗi nhà mỗi dịp Quốc khánh Việt Nam. Nhìn khắp xóm làng những lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tiếp nối nhau từ nhà này sang nhà khác, từ xóm làng này đến xóm làng khác.
Những hình ảnh này tưởng chừng như bình dị, nhưng với cô Chi lại khắc sâu vào tâm trí và có sức mạnh lan tỏa, khơi dậy lòng tự hào về tình yêu quê hương đất nước Việt Nam.
Cô Chi chia sẻ mỗi lần trở về Việt Nam, được chứng kiến sự thay đổi của đất nước, nhiều khi tới gần đến nhà mà cứ ngỡ rằng đi nhầm đường vì sự thay đổi của làng xóm quê hương. Những ngôi nhà đẹp đẽ, khang trang được xây lên, những con đường mới rộng rãi, hàng cây ven đường xanh tốt, đời sống của những người trên quê hương mình đã thay đổi mỗi ngày.
Không những thế, khi đến những cơ quan hành chính, bệnh viện công, các cán bộ nhân viên đã tiếp đón, giải quyết công việc cho người dân bằng thái độ vui vẻ, tận tình và nhanh chóng.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Lào, cô Nguyễn Thị Lan Chi cho biết sau 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn về phát triển kinh tế-xã hội. Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, tích cực hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng quốc gia kém phát triển để vươn lên trở thành đất nước có nền kinh tế tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng; từ một nước đóng cửa, có vị thế kinh tế-chính trị thấp, Việt Nam đã mở cửa và có quan hệ rộng rãi với cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào đời sống kinh tế-chính trị của khu vực và thế giới.
Vận dụng những chính sách, đường lối phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước, với cách tư duy, cách thực hiện riêng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, như lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ: “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.”
Phó Hiệu trưởng Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du vui mừng nhận thấy trong những năm gần đây, uy tín và vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam được khẳng định và nâng lên tầm cao mới. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thường được mời tham dự và có những bài phát biểu quan trọng tại các hội nghị, diễn đàn quốc tế quan trọng. Các chính đảng, các quốc gia trên thế giới đều tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam.
Theo cô Nguyễn Thị Lan Chi, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách phù hợp, đúng đắn và nhất quán về người Việt Nam ở nước ngoài.
Các chính sách quan tâm đến bà con kiều bào ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối kiều bào với đồng bào trong nước. Cụ thể như Luật Đất đai sửa đổi; sự quan tâm, tạo điều kiện cho kiều bào đầu tư, kinh doanh, phát triển kinh tế ở nước ngoài; hay sự quan tâm và phát triển về giáo dục, cụ thể là sự phát triển của việc dạy học Tiếng Việt ở nước ngoài…
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Lào, ông Hoàng Văn Quân - Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào - cho biết sinh ra và lớn lên từ những ngày đất nước mới thống nhất hồi những năm 1975-1986, giai đoạn mà Việt Nam đang khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng đất nước.
Ông Quân chia sẻ trước tình hình biến động của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới trong những năm đầu của thập niên 1990, nhờ chính sách kinh tế đổi mới của Đảng và Nhà nước mà đất nước chúng ta đã vượt qua khủng hoảng, giữ vững sự ổn định và phát triển mạnh mẽ.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế rất tốt, vị thế ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, có vai trò quan trọng tại các hiệp hội và diễn đàn.
Là một doanh nhân tại Lào, ông Hoàng Văn Quân hàng năm có nhiều dịp về thăm quê hương và mỗi lần trở về đều cảm thấy đất nước mình thay đổi hàng ngày. Ở thành phố lớn thì đường sá, nhà cao tầng, khu công nghiệp, khu dân cư ngày càng phát triển to đẹp hơn. Ngay cả ở nông thôn, đường liên tỉnh và liên huyện, liên thôn cũng được xây dựng khang trang. Ngày cả đường làng cũng được mở rộng và đổ bê tông. Nhà cửa, ruộng vườn ở quê đều được quy hoạch.
Ông Hoàng Văn Quân kể rằng đã có lần một số người bạn Thái Lan cùng về thăm Việt Nam đều rất ngạc nhiên khi được tận mắt chứng kiến cuộc sống của người dân ở khu vực nông thôn Việt Nam. Họ nhận xét riêng ở nông thôn thì cuộc sống của nhân dân Việt Nam tốt hơn Thái Lan.
"Điều đó tạo cảm giác lâng lâng xen lẫn tự hào khi chứng kiến cuộc sống của người dân ở quê mình được nâng cao cả về vật chất và tinh thần," ông Quân cho biết.
Thuộc thế hệ gen Z, em Phạm Trương Thiên Ân - học sinh lớp 12 Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du - cho biết ngày 2/9 là dịp mà bất cứ người dân Việt Nam nào trên Trái Đất này cũng đều hướng về Tổ quốc.
Để được sống trong hòa bình như hôm nay, Thiên Ân lại càng cảm thấy hạnh phúc và biết ơn công lao của Bác Hồ, các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chiến sỹ đã anh dũng chiến đấu hy sinh để giành lại độc lập tự do cho đất nước và nhân dân Việt Nam.
Thiên Ân chia sẻ đây là năm thứ 12 em được học dưới mái trường này và trong một năm học, Nhà trường tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa, đặc biệt là việc Nhà trường thường tổ chức cuộc thi tìm hiểu về lịch sử Việt Nam nhân dịp 2/9 cho các em học sinh, để các em có thể hiểu biết thêm về lịch sử đất nước, dân tộc cũng như con người Việt Nam.
Theo Thiên Ân, qua những hoạt động mà Nhà trường tổ chức sẽ giúp em nâng cao hiểu biết, sự hứng thú trong việc học tập, tìm hiểu về lịch sử Việt Nam.
Thiên Ân cho rằng bản thân em cần phải chăm chỉ, cố gắng và tự giác học tập hơn để có thêm thật nhiều kiến thức có thể giúp ích cho đất nước sau này.
Thiên Ân sẽ rèn luyện đạo đức, sống một cuộc sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội để có thể trở thành người có ích cho xã hội Lào và Việt Nam, đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Lào mãi mãi vững bền.
Quốc khánh không chỉ là dịp để những người con sống và làm việc ở xa quê hương cùng nhau hướng về Tổ quốc thiêng liêng, mà còn là dịp để chúng ta tưởng nhớ sự hy sinh to lớn của biết bao thế hệ cha ông vì nền độc lập dân tộc, biết ơn công lao của Bác Hồ vĩ đại để chúng ta cùng nhau đoàn kết, gắn bó hơn nữa, xây dựng quê hương đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh và giàu mạnh./.
Cuộc thi “Em yêu tiếng Việt” dành cho các học sinh Lào và Việt Nam tại tỉnh Savannakhet nhằm phát huy những kỹ năng của các em học sinh trong việc thể hiện những kiến thức tiếng Việt đã được học.