DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CON CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC:
DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CON CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC:
SẠCH vì được chọn giống chuẩn, chăm sóc, thu mua, bảo quản, chế biến theo quy trình HACCP
NGON vì được sản xuất từ những giống lúa đặc sản chất lượng cao.
ỔN ĐỊNH và đồng đều đến từng hạt gạo vì canh tác theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.
ĐẢM BẢO vì sử dụng bao bì chất lượng cao, quy trình phân phối được giám sát theo tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh ATTP.
AN TÂM vì truy xuất được nguồn gốc, có hạnsử dụng 6 tháng là ưu điểm để gạo có đượcchất lượng đảm bảo.
SỨC KHỎE vì sản phẩm đảm bảo vệ sinh ATTPkhông chứa tồn dư chất bảo vệ thực vật và các chất gây ung thư, được kiểm tra định kỳ bởi tổ chức uy tín.
Năm 2023, Ấn Độ là một trong những quốc gia lớn về sản xuất gạo, đã đột ngột dừng xuất khẩu gạo trắng. Cú sốc này làm thay đổi hoàn toàn diễn biến cung cầu thế giới dẫn tới giá cả tăng vọt khoảng 30-40% trong vòng vài tuần tháng 7/2023. Thời điểm đó, các nước nhập khẩu lớn lo thiếu gạo lại càng tăng nhập, các nước xuất khẩu đã ký hợp đồng tiêu thụ giá trước đó giờ phải mua với giá cao đã dẫn đến tình hình hỗn loạn trên cả thị trường thế giới và trong nước.
Bà Bùi Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Vinafood 1 cho biết: Năm 2023 thực sự đã đánh dấu một năm thành công toàn diện của ngành nông nghiệp Việt Nam với việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây là 3,83%, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng hơn 5% của nền kinh tế. Trong các mặt hàng nông nghiệp, phải kể đến mặt hàng lúa gạo. Cụ thể, sản lượng lúa đạt 43,5 triệu tấn, đã đáp ứng đủ tiêu dùng trong nước và đạt được thành tích xuất khẩu gạo kỷ lục về sản lượng là 8,3 triệu tấn, thu về được 4,5 tỷ USD.
Về mặt tích cực thì việc giá gạo nguyên liệu liên tục tăng và biên độ tăng lớn đã có lợi cho người sản xuất. Một số nước cấm xuất khẩu gạo đã mở ra cơ hội xuất khẩu lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, mặt khác, giá lúa gạo tăng lại tác động vào người tiêu dùng trong nước và tác động tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp càng chốt hợp đồng với số lượng lớn thì càng khó khăn đáp ứng nguồn hàng.
Trước tình hình này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn bạc, tìm cách giải quyết tình hình. Về phía các doanh nghiệp, trong đó có Vinafood 1, đã áp dụng các biện pháp linh hoạt là giãn, hoãn, đàm phán lại và tập trung cao độ để thu mua bằng được nguồn hàng để đáp ứng các đơn hàng theo yêu cầu.
Bùi Thị Thanh Tâm cho hay: “Thời điểm đó, áp lực đối với chúng tôi rất lớn, nhưng trong áp lực, chúng tôi xác định càng phải nỗ lực, bởi cơ hội xuất khẩu gạo cho Việt Nam là rất lớn, cần phải tranh thủ thời cơ”.
Đến 31/12/2023, Tổng công ty đã đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp giao, trong đó các chỉ tiêu về sản lượng và kim ngạch đạt 141% và 174%. Mặc dù năm năm 2023 có những biến động lớn từ thế giới nhưng ngành lúa gạo Việt Nam vẫn đạt được các mục tiêu lớn. Đó là đã bảo đảm ổn định tiêu thụ trong nước; xuất khẩu hết lượng hàng hóa của nông dân; chất lượng gạo Việt Nam (điển hình là gạo ST 25) tiếp tục được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới; và đặc biệt là thu nhập người nông dân đạt cao nhất từ trước đến nay (năm 2022 lúa tươi ngoài đồng là 5.000-6.000 đồng/kg, thì 2023 là 9.000-10.000 đồng/kg).
Thời gian qua, ngành lúa gạo được sự quan tâm lớn của Chính phủ và các bộ, ngành. Trước tình hình biến động trên phạm vi thế giới và trong nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã bình tĩnh tính toán để điều hành linh hoạt, chuẩn bị các kịch bản sao cho bảo đảm cao nhất an ninh lương thực trong nước, nhưng cũng không vội vã đưa ra những biện pháp đột ngột, gây sốc mà để các thành phần trong chuỗi tự thích ứng, điều chỉnh trong tình hình, tận dụng được cơ hội xuất khẩu, duy trì được hiệu quả lợi nhuận cho người nông dân, mang lại kim ngạch xuất khẩu kỷ lục.
Theo bà Bùi Thị Thanh Tâm, các doanh nghiệp qua sự kiện này đã rút nhiều bài học kinh nghiệm, đó là phải sâu sát, quyết liệt hơn nữa trong việc nắm bắt thời cơ, kịp thời ổn định và duy trì sản xuất kinh doanh, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp càng áp lực thì càng phải nỗ lực, vì không đủ nỗ lực thì khó tồn tại và vượt qua được những thời điểm khó khăn này.
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, năm 2024, nhu cầu lúa gạo toàn cầu vẫn ở mức cao, giá khả năng duy trì trên 600 USD/tấn. Bên cạnh đó, các nước có nguồn gạo lớn dùng gạo là mặt hàng lợi thế để đàm phán với các nước nhập lớn. Xác định giá gạo cao và nhu cầu của thế giới là lớn, nên ngành lúa gạo vẫn sẽ tiếp tục là thế mạnh của Việt Nam. Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ đã liên tục có các chỉ đạo về các biện pháp đẩy mạnh ký các hợp đồng lớn dài hạn. Đặc biệt, vấn đề thương mại gạo đã là nội dung lớn trong các cuộc đàm phán với các nước cụ thể như cuộc gặp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Tổng thống Indonesia và Philippines trong tháng 1 vừa qua (đây cũng là 2 nước nhập khẩu gạo Việt Nam lớn hiện nay). Ngay cuộc gặp, những ngày cuối tháng 1/2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã thắng áp đảo khi giành được khoảng 350.000 tấn trong gói thầu 500.000 tấn gạo của Indonesia.
Để ngành lúa gạo tiếp tục phát triển, lãnh đạo Vinafood 1 mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục quan tâm, đưa mặt hàng gạo vào trong các cuộc hội đàm cấp cao.
Đồng thời, Chính phủ và các bộ, ngành sớm hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo hướng phân cấp, phân quyền sâu hơn cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp tăng tính chủ động, thích ứng ngay được với biến động của thị trường nhằm sản xuất - kinh doanh hiệu quả hơn.
Năm 2024, Tổng Công ty lương thực miền Bắc (Vinafood1) đặt chỉ tiêu doanh thu của công ty mẹ là 10.560 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế là 276 và 213 tỷ đồng. Tuy nhiên, siêu bão Yagi gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp toàn miền Bắc, đặc biệt là hàng vạn ha lúa của vụ hè thu đang ngập úng.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, Vinafood1 có doanh thu của công ty mẹ tăng tới 91% so với cùng kỳ (9.000 tỷ đồng so với 4.694 tỷ đồng). Tính riêng về doanh thu, Công ty đã đạt gần 90% so với chỉ tiêu cả năm. Tuy nhiên, các chỉ số còn lại đều giảm sâu so với cùng kỳ.
Theo đó, lợi nhuận gộp công ty mẹ đạt trên 893 tỷ đồng nhưng do các chi phí về tài chính, trong đó có phi lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng đều phình to đã làm co lại các chỉ tiêu về lợi nhuận. Đáng kể nhất là áp lực từ chi phí quản lý doanh nghiệp. Theo đó, kết thúc quý 2/2023, con số này chỉ ở mức 37,7 tỷ đồng thì tại thời điểm ngày 30/6/2024 đã tăng “không kiểm soát” lên đến 674,9 tỷ đồng, qua đó khoét sâu vào lợi nhuận trước thuế (LNTT) và sau thuế (LNST) của Vinafood1…
Chỉ số ấn tượng nhất của Vinafood1 đến từ doanh thu hoạt động tài chính với con số 458 tỷ đồng, tăng 100% so với cùng kỳ, tuy nhiên khoản thu này cũng không gánh nổi áp lực từ chi phí quản lý doanh nghiệp tạo ra.
Dữ liệu cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, Vinafood1 đạt LNTT và LNST lần lượt là 156,4 tỷ đồng và 128,5 tỷ đồng. Điểm nhấn là LNST gần như tương đương so với kết thúc quý 2/2023 với 128,1 tỷ đồng. Như vậy, còn khoảng 85 tỷ đồng LNST còn lại là chỉ tiêu mà Vinafood1 phải hoàn thành trong 6 tháng cuối năm, để đạt kế hoạch cả năm đề ra. Như đã đề cập, việc bão Yagi gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp toàn miền Bắc thì việc công ty mẹ Vinafood1 có cán đích hay không vẫn là ẩn số. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết vẫn còn những biến phức tạp, ví như mưa, lũ vẫn đang hoành hành tại miền Bắc và bão Yagi có thể vẫn chưa phải là cơn bão cuối cùng nên các khó khăn sẽ là không ít!?
Theo báo cáo tài chính công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2024, Vinafood có tổng nguồn vốn 14.814 tỷ đồng. Tổng nợ phải phải trả là 7.804 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tới 4.818 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ ngắn hạn phải trả thì vay và nợ thuê tài chính cùng với phải trả ngắn hạn khác chiếm phần lớn tỷ lệ với các con số lần lượt là 2.807 tỷ đồng và và 1.191 tỷ đồng.
Trên phương diện báo cáo tài chính hợp nhất, Vinafood1 vẫn có kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng.
Theo đó, các chỉ số quan trọng như lợi nhuận thuần, LNTT, LNST đều tăng khoảng gấp đôi so với cùng kỳ. Cụ thể, các số liệu lần lượt là 184,5 tỷ đồng, 179,7 tỷ đồng và 145,6 tỷ đồng. Tăng tương ứng với 104%, 92% và 93%. Các con số cụ thể của kỳ trước là 90, 93 và 75 tỷ đồng.
Công ty mẹ Vinafood1 còn khoảng 85 tỷ đồng để hoàn thành kế hoạch LNST cả năm 2024
Đến đây xuất hiện điểm đáng chú ý. Theo đó, LNST công ty mẹ của kết thúc 6 tháng đầu năm 2023 là 128,1 tỷ đồng, trong khi đó LNST hợp nhất của cùng kỳ 75 tỷ đồng. Điều này cho thấy các công ty con của Vinafood có hoạt động sản xuất kinh doanh vào thời điểm đó rất ảm đạm, thậm chí là thua lỗ? Vinafood không phải là doanh nghiệp niêm yết nên truyền thông khó tiếp cận với thông tin giải trình từ phía DN.
Được biết Tổng công ty Lương thực miền Bắc là DN 100% vốn Nhà nước, đại diện chủ sở hữu là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN. Chủ tịch HĐTV của Công ty là bà Bùi Thị Thanh Tâm. Công ty có vốn điều lệ 4.359 tỷ đồng.
Các công ty con của Vinafood1 bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Muối Việt Nam; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lương thực Lương Yên; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bột mỳ Vinafood1; Công ty CP Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội; Công ty CP Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà; Công ty CP Phân phối - Bán lẻ VNF1; Công ty CP Lương thực Hà Sơn Bình; Công ty CP Lương thực Đông Bắc; Công ty CP Lương thực Hà Bắc; Công ty CP Lương thực Cao Lạng; Công ty CP Lương thực Hà Giang; Công ty CP Lương thực Điện Biên; Công ty CP Lương thực Sơn La; Công ty CP Lương thực Yên Bái; Công ty CP Lương thực Tuyên Quang; Công ty CP Lương thực Thái Nguyên; Công ty CP Lương thực Nam Định; Công ty CP Lương thực Sông Hồng; Công ty CP Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh; Công ty CP Lương thực Thanh Hóa; Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh; Công ty CP Muối và Thương mại Hà Tĩnh; Công ty CP Lương thực Bình Trị Thiên; Công ty TNHH Phương Đông.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, có thể doanh nghiệp mới làm thủ tục thay đổi thông tin nên hệ thống chưa cập nhật kịp thời, vui lòng click vào đây để cập nhật. Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với CÔNG TY TNHH CÔNG TY TÔI tại địa chỉ Số 71 Đường Hữu Nghị,, Phường Hoà Lạc, Thành phố Móng cái, Quảng Ninh hoặc Cục Thuế Tỉnh Quảng Ninh để có thông tin chính xác nhất.