Theo quy hoạch được duyệt, Thuận An sẽ cải tạo, chỉnh trang nhiều khu vực có diện tích khoảng 2.000 ha. Địa phương tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ưu tiên các dự án theo hướng tăng thêm quỹ đất phát triển hạ tầng xã hội như mẫu giáo mầm non, công viên cây xanh….
Theo quy hoạch được duyệt, Thuận An sẽ cải tạo, chỉnh trang nhiều khu vực có diện tích khoảng 2.000 ha. Địa phương tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ưu tiên các dự án theo hướng tăng thêm quỹ đất phát triển hạ tầng xã hội như mẫu giáo mầm non, công viên cây xanh….
Hiện tại, tỷ lệ nghỉ việc tại Trung tâm Y tế TP.Thuận An đang gia tăng, chủ yếu với chức danh bác sĩ, điều dưỡng. Chức danh bác sĩ tạm thời đáp ứng đủ do trung tâm tuyển dụng được bác sĩ trẻ mới ra trường. Riêng chức danh điều dưỡng đang gặp rất nhiều khó khăn trong phân bổ, số lượng tuyển dụng không đáp ứng đủ, tỷ lệ theo học ngành điều dưỡng của các trường đào tạo ngành y không đáp ứng đủ nhu cầu xã hội.
Trung tâm thực hiện phương án luân chuyển liên tục để đáp ứng kịp thời và bổ sung lực lượng điều dưỡng thiếu hụt. Tuy nhiên, đó chỉ là phương án tạm thời, về lâu dài sẽ giảm động lực làm việc của các điều dưỡng bởi họ không phát triển được nghề nghiệp, chỉ mặc định ở một chuyên khoa.
Trong khi đó các bệnh viện, phòng khám tư nhân trên địa bàn phát triển mạnh. Một số cán bộ chưa yên tâm công tác, các bệnh viện, phòng khám tư có nhiều chính sách thu hút cán bộ về làm việc tại đơn vị mình, dẫn đến tình trạng cán bộ y tế nghỉ việc để đến làm việc tại các bệnh viện tư nhân, đặc biệt là các bác sĩ có tay nghề cao. Nguyên nhân chính khiến cán bộ của đơn vị bỏ việc, xin thôi việc hoặc chuyển sang cơ sở y tế ngoài công lập chủ yếu là do thu nhập chưa bảo đảm.
Năm học 2022-2023, toàn thành phố có 157 trường, 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và 183 nhóm, lớp mầm non – mẫu giáo độc lập với tổng số 98.943 học sinh. Thời gian qua, chất lượng giáo dục các cấp học trên địa bàn thành phố ngày càng được nâng cao.
Cụ thể, ngành giáo dục thành phố đã tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả các chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; “nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”; bảo đảm mục tiêu, nội dung đáp ứng yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ngành giáo dục đẩy mạnh việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Trong năm học 2022-2023, có 98,28% học sinh được xét công nhận tốt nghiệp THCS; 67,95% học sinh trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập; 99,94% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT…
Với những kết quả đã đạt được, năm học 2023-2024, ngành giáo dục TP.Thuận An tiếp tục xây dựng, triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình tại địa phương, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.
Thành phố Thuận An có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: An Phú, An Thạnh, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Bình Nhâm, Hưng Định, Lái Thiêu, Thuận Giao, Vĩnh Phú và xã An Sơn.
Địa chỉ ủy ban nhân dân Thành phố Thuận An – tỉnh Bình Dương có trụ sở tại: Khu phố chợ, Phường Lái Thiêu, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
GDP tăng bình quân của thành phố Thuận An đạt khoảng 18,5%/năm. Lĩnh vực kinh tế chuyển biến tích cực theo cơ cấu công nghiệp, dịch vụ – thương mại, nông nghiệp năm 2018, tỷ lệ công nghiệp — xây dựng chiếm 79,48%, thương mại – dịch vụ — du lịch chiếm 20,44% và nông lâm nghiệp chiếm 0,08%
Theo Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 – 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021, thì thành phố Thuận An được dự kiến phân loại là đô thị loại II trong giai đoạn 2021 -2025.
Trong những năm qua, thành phố Thuận An luôn là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 143,88 triệu đồng/người/năm. Lĩnh vực kinh tế chuyển biến tích cực theo cơ cấu công nghiệp, dịch vụ- thương mại, nông nghiệp; năm 2018, tỷ lệ công nghiệp — xây dựng chiếm 79,48%,thương mại – dịch vụ — du lịch chiếm 20,44% và nông lâm nghiệp chiếm 0,08%.
Để sớm thành đô thị loại I, Thuận An sẽ xây dựng nhiều công trình, dự án mới cho phát triển kinh tế – xã hội. Một số dự án nổi bật được tỉnh đưa ra gồm: đê bao sông Sài Gòn từ Vĩnh Phú đến ranh Thủ Dầu Một; bệnh viện đa khoa mới; đầu tư các công viên đô thị tại các phường Bình Hòa, Bình Chuẩn; tuyến đường sắt từ ga An Bình – Bàu Bàng. Khu công nghiệp Đồng An, Việt Hương sẽ được chuyển đổi công năng thành khu thương mại – dịch vụ.
Toàn thành phố hiện có 3 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp tập trung, thu hút 2.368 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó, số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 400 doanh nghiệp.
Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Thuận An: KCN VSIP (Việt Nam – Singapore), KCN Việt Hương, KCN Đồng An, cụm công nghiệp An Thạnh, cụm công nghiệp Bình Chuẩn.
Những năm qua, do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Thuận An diễn ra nhanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư hoàn thiện đã góp phần thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư, thành lập mới và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp trên địa bàn thích nghi tốt với cơ chế thị trường, nhanh nhạy trong điều hành sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường, linh hoạt tiếp cận các nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Trung tâm Y tế TP.Thuận An bao gồm bệnh viện hạng 2, có 6 phòng khám đa khoa khu vực và 10 trạm y tế xã, phường. Năm 2022 là năm nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành y tế Thuận An nói riêng và ngành y tế tỉnh, cả nước nói chung.
Với quyết tâm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân, trung tâm đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động khám, chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân. Thống kê năm 2022 tại trung tâm, tổng số lần khám bệnh tăng 5,8% so với cùng kỳ; tổng số người điều trị nội trú tăng 5,8%; công suất sử dụng giường bệnh đạt 54%.
Thực trạng cơ sở vật chất khám, chữa bệnh của bệnh viện còn hạn chế, xuống cấp, chưa đáp ứng được quy mô, nhu cầu phát triển chuyên môn kỹ thuật và nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.
Sau đại dịch, cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp, hư hỏng. Công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị còn gặp nhiều khó khăn. Nhân lực của trung tâm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đã quá tải, kiến thức kinh nghiệm phục vụ công tác đấu thầu mua sắm vật tư y tế rất hạn chế, không bảo đảm thực hiện các gói thầu dẫn đến tâm lý sợ vi phạm trong mua sắm.
Thành phố Thuận An nằm ở phía nam tỉnh Bình Dương, giữa thành phố Thủ Dầu Một và Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Thành phố Thuận An có diện tích 83,71 km², dân số năm 2021 là 618.984 người, mật độ dân số đạt 7.394 người/km².
Thành phố Thuận An là trung tâm kinh tế và là thành phố lớn nhất tỉnh về dân số, có diện tích tự nhiên 83,71 km2, nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Dương; phía Đông giáp thành phố Thuận An, phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp quận 12, phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh;
Trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Thuận An là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đã xây dựng Chiến khu Thuận An Hòa là một trong những căn cứ cách mạng lớn của tỉnh, là nơi tổ chức, chỉ huy, xây dựng và phát triển lực lượng chiến đấu của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh góp phần quan trọng vào các thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Mậu Thân 1968, chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 và nhất là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 55-CP hợp nhất huyện Lái Thiêu với huyện Thuận An thành huyện Thuận An
Khi hợp nhất, huyện Thuận An có 14 xã: An Bình, An Phú, An Sơn, An Thạnh, Bình An, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Đông Hòa, Hưng Định, Lái Thiêu, Tân Bình, Tân Đông Hiệp, Thuận Giao, Vĩnh Phú.
Đến cuối năm 1998, huyện Thuận An có 3 thị trấn: Lái Thiêu (huyện lỵ), An Thạnh, Thuận An và 12 xã: An Phú, An Sơn, Bình An, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Bình Nhâm, Đông Hòa, Hưng Định, Tân Bình, Tân Đông Hiệp, Thuận Giao, Vĩnh Phú.
Ngày 23 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/1999/NĐ-CP, chia tách huyện Thuận An thành huyện Thuận An và huyện Thuận An. Huyện Thuận An với 10 đơn vị hành chính gồm 8 xã: Vĩnh Phú, Bình Hòa, Thuận Giao, Bình Chuẩn, An Phú, Bình Nhâm, Hưng Định, An Sơn và 2 thị trấn: Lái Thiêu, An Thạnh, 56 khu phố (ấp) với dân số là 108.505 người. Địa giới huyện Thuận An lúc này trùng với huyện Lái Thiêu trước đây.
Ngày 23 tháng 9 năm 2010, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 858/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Thuận An là đô thị loại IV.
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, theo Nghị quyết số 136/NQ-CP của Chính phủ, chuyển 2 xã Bình Nhâm và Hưng Định thành 2 phường có tên tương ứng. Thị xã Thuận An gồm 9 phường và 1 xã.
Ngày 7 tháng 3 năm 2017, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 114/QĐ-BXD công nhận thị xã Thuận An là đô thị loại III thuộc tỉnh Bình Dương.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó, thành lập thành phố Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Thuận An.