Chào Mừng Ngày Giải Phóng Thủ Đô 10 10

Chào Mừng Ngày Giải Phóng Thủ Đô 10 10

Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" 2024: Sự kiện hướng tới chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" 2024: Sự kiện hướng tới chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

- Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.

+ Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội.

+ Đọc diễn văn kỷ niệm: Đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trình bày.

+ Đơn vị thực hiện: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

- Tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.

- Tổ chức các hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, tuyên dương và gặp mặt công dân ưu tú của Thủ đô: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.

- Tổ chức các triển lãm về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.

- Tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.

- Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, nhất là các di tích gắn với sự kiện giải phóng Thủ đô phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử và phát triển du lịch: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.

- Xây dựng phim tài liệu: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.

- Xây dựng phim tài liệu tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.

- Tổ chức Cuộc thi sáng tác kịch bản các thể loại phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình theo chủ đề tuyên truyền: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan thực hiện.

- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền ở Trung ương và địa phương bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn; chủ trì, phối hợp với thành phố Hà Nội biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền về sự kiện.

(Hướng dẫn 126-HD/BTGTW năm 2023)

Hai đơn vị được gắn biển công trình là Trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm GDNN - GDTX quận Tây Hồ (cơ sở 2). Các công trình sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc dạy và học, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển dân trí cho nhân dân quận Tây Hồ, tiếp tục khẳng định sự cố gắng, nỗ lực, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị quận.

Theo đó, Dự án cải tạo, nâng cấp trường Tiểu học Xuân La được đầu tư với tổng mức đầu tư 107,2 tỷ đồng với các hạng mục như: Phá dỡ 1 khối nhà học 4 tầng, 2 khối nhà 3 tầng được xây dựng từ nhiều năm đã hư hỏng; Xây mới 1 khối nhà học với quy mô 1 tầng + 3 tầng nổi + tum với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 3.536m2; Xây dựng mới 1 khối nhà đa năng với quy mô 1 tầng hầm, 2 tầng nổi, với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 1.240m2.

Cùng với đó, dự án tiến hành cải tạo, mở rộng khối nhà hiệu bộ 4 tầng hiện trạng thành khối nhà học kết hợp hiệu bộ; Cải tạo 1 khối nhà học 4 tầng hiện trạng thành khối nhà học kết hợp hiệu bộ; Cải tạo 1 khối nhà bếp, chức năng 4 tầng hiện trạng thành khối nhà bếp, chức năng kết hợp hiệu bộ; Cải tạo 1 khối nhà bếp, chức năng 4 tầng hiện trạng thành khối nhà bếp kết hợp hiệu bộ; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ…

Trong khi đó, dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm GDNN-GDTX quận Tây Hồ (cơ sở 2) được đầu tư với các hạng mục như: Phá dỡ 1 khối nhà 3 tầng diện tích sàn xây dựng 810m2 được xây dựng năm 1996; phá dỡ khối nhà thư viện cấp 4, diện tích xây dựng 59m2, được xây dựng năm 1996; Phá dỡ khối nhà bảo vệ có diện tích xây dựng 9m2, được xây dựng năm 1996.

Đồng thời, xây mới 1 khối lớp học 5 tầng diện tích mỗi tầng khoảng 337.68m2, diện tích sàn xây dựng khoảng 1.724.4m2, gồm 12 lớp học và 8 phòng chức năng cho các công năng văn phòng, hiệu bộ, y tế và hành chính và 1 tầng hầm khoảng 300m2 bố trí khu kỹ thuật và để xe cho học sinh; Xây dựng các hạng mục phụ trợ: hệ thống sân vườn, tường rào…

Đầu tư đồng bộ các trang thiết bị như: Hệ thống PCCC, thang máy, máy phát điện sự cố và các trang bị thiết bị dạy và học đáp ứng tiêu chuẩn ngành...

Phát biểu tại lễ gắn biển, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương trân trọng cám ơn các chủ đầu tư, đơn vị thi công đã nỗ lực, tổ chức thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình. Đồng thời mong muốn các nhà trường sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất được trang bị để nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo của quận Tây Hồ.

Đặc biệt, công trình hoàn thành đáp ứng được nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, của cha mẹ học sinh và nhân dân trên địa bàn. Lãnh đạo UBND quận Tây Hồ đề nghị các đơn vị cần phát huy tối đa hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị mới được đầu tư; tập trung đổi mới phương pháp dạy - học để đạt nhiều thành tích hơn nữa trong những năm học tiếp theo; quản lý, khai thác công trình bảo đảm hiệu quả, giữ gìn cảnh quan khu vực nhà trường xanh - sạch - đẹp - an toàn.

Tại buổi Lễ, 18 tập thể, cá nhân được tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND quận vì có thành tích tham gia thực hiện hai công trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô./.

Lịch sử, ý nghĩa ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội 10/10/1954

Lịch sử, ý nghĩa ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội 10/10/1954

Ngày 10/10/1954 là ngày giải phóng thủ đô - một ngày lịch sử đã khắc sâu trong lòng người dân thủ đô Hà Nội. Sau đây, hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu về lịch sử và ngày giải phóng thủ đô 10/10 nhé.

1. Lịch sử ngày giải phóng thủ đô 10/10/1954

Sau thời gian dài kháng chiến gian khổ, ngày 20/7/1954, Hội nghị Giơnevơ kết thúc,Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết, điều này đồng nghĩa với việc thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi Đông Dương. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn còn nằm trong khu vực tập kết của quân đội Pháp trong 80 ngày. Lợi dụng khoảng thời gian cuối cùng này, quân Pháp ráo riết tổ chức các hoạt động phá hoại Thủ đô về mọi mặt. Trước sức mạnh và sự đoàn kết keo sơn của quân và dân Hà Nôi, cuối tháng 9/1954, Bộ Chỉ huy quân chiếm đóng Pháp chấp nhận rút khỏi thành phố đúng thời hạn. Đồng thời, qua nhiều ngày đấu tranh sôi nổi, các hiệp định về chuyển giao Hà Nội được ký kết ngày 30/9/1954 và ngày 2/10/1954 tại Uỷ ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Sau đó, Chính Phủ đã phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội để chuẩn bị việc tiếp quản thành phố. Lúc này, theo nghị quyết ngày 17/9/1954 của Hội đồng Chính phủ, Uỷ ban quân chính thành phố Hà Nội được thành lập với nhiệm vụ tiếp quản Hà Nộido thiếu tướng Vương Thừa Vũ, tư lệnh sư đoàn Quân Tiên Phong làm Chủ tịch và bác sỹ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch.

Theo kế hoạch, sáng 8/10/1954, các đơn vị quân đội chia nhiều đường tiến vào ngoại thành Hà Nội. Đến 16 giờ 30 phút thì đã tiến đến đường Đê La Thành, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Ngã Tư Sở, Ô Cầu Giấy và Nhật Tân. Đến 6 giờ sáng ngày 9/10/1954, bộ đội ta đi theo nhiều đường từ ngoại thành tiến vào nội thành chia làm nhiều cánh quân tiến vào 5 cửa ô chính rồi từ đó toả đi các nơi, quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiến vào tiếp quản đến đó. Đúng 16 giờ 30 phút ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Bộ đội ta tiến đến đâu, nhân dân ta đổ ra hai bên đường, phất cờ, tung hoa, reo mừng không ngớt. Cổng chào, khẩu hiệu dựng lên khắp các nẻo đường, cờ đỏ sao vàng rực rỡ, phấp phới bay trên các tầng nhà.

Đến sáng ngày 10/10/1954 - ngày của kỷ niệm hào hùng, Trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Hà Nội trong rừng cờ hoa rực rỡ, trong tiếng reo hò của hàng chục vạn người dân. 5 giờ sáng ngày hôm ấy,nhân dân Thủ đô quần áo chỉnh tề, mang cờ, hoa, ảnh Bác Hồ, xếp thành hàng trật tự, theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố,... kéo tới những con đường chờ đón đoàn quân sẽ diễu qua. Đoàn xe đầu tiên do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ và bác sỹ Trần Duy Hưng dẫn đầu.

Đến 8 giờ sáng cùng ngày, cánh quân phía Tây xuất phát từ Quần Ngựa (nay là Cung Thể thao Hà Nội, phố Quần Ngựa). Đó là những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, mang trên ngực huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ" trở về với thành phố quê hươngdo Trung đoàn trưởng Nguyễn Quốc Trị - anh hùng quân đội dẫn đầu. Các chiến sĩ diễu binh qua các phố Kim Mã, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang... đến 9 giờ 45 phút tiến vào Cửa Đông của thành phố Hà Nội.

Lúc này, 8 giờ 45 phút, cánh quân phía Nam thuộc hai trung đoàn 88 và 36cũng xuất phát từ Việt Nam học xá (nay thuộc trường Đại học Bách Khoa), đi qua Bạch Mai, phố Hiếu, diễu binh qua Hồ Gươm rồi vòng lại chiếm lĩnh toàn bộ khu Đồn Thuỷ (Bệnh viện Hữu Nghị ngày nay) và khu Đấu Xảo (Cung Văn hoá Lao động Hữu Nghị ngày nay).

Đến 9 giờ 30 phút, Đoàn Cơ giới và Pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, đi qua phố Huế đến bờ hồ, đi qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc và tiến vào thành phố lúc 10 giờ 45 phút.

Các đơn vị bộ đội ta đi đến đâu, gương mặt thành phố như bừng sáng đến đó. Đến 15 giờ, còi trên nóc Nhà hát Thành phố nổi lên một hồi dài. Hàng trăm nghìn người dân Thủ đô dự Lễ chào cờ do Uỷ ban Quân chính tổ chức tại sân vận động Cột Cờ với sự tham gia của các đơn vị quân đội. Sau Lễ chào cờ, Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Vương Thừa Vũ trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào thủ đô nhân ngày thiêng liêng lịch sử. Mở đầu Lời kêu goi, Người viết: "Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính Phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào...", tất cả mọi người đều rưng rưng xúc động. Ngày 10/10/1954 đã trở thành cột mốc lịch sử, ghi nhận bao nỗ lực, cố gắng, ghi nhận cả những mất mát, hy sinh mà quân và dân ta đã trải qua để giải phóng Thủ đô.

Trong không khí vui mừng của ngày lễ lịch sử, đồng chí Vương Thừa Vũ - Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Thành phố Hà Nội đã vinh dự đọc lá thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô, Người dặn dò nhân dân hãy: "Đồng tâm nhất trí góp sức với Chình phủ, thì chúng ta nhất định vượt mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: Làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn vinh. Kể từ đó, Hà Nội đã trở thành trái tim thiêng liêng của Tổ quốc, Thành phố vì hoà bình. Trong suốt chặng đường hành quân lịch sử từ ngày Toàn quốc kháng chiến đến Ngày trở về giải phóng Thủ đô, vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh, quân và dân Hà Nội đã lập nên mốc son chói lọi làm nức lòng quân và dân cả nước, để lại những bài học quý giá cho những chặng hành quân tiếp theo trên con đường đọc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

2. Ý nghĩa của ngày giải phóng Thủ đô 10/10

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, giờ đây, biết bao kỷ niệm của tuổi xanh đầy nhiệt huyết về những con người đã làm nên lịch sử, sức mạnh của nhân dân, tinh thần bất khuất của người dân Việt Nam. Ngày 10/10/1954 trở thành một dấu ấn xúc động không quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam. Đây là một mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới, nhân dân lao động được làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bước vào xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.

Từ một thành phố đã chịu nhiều tổn thương từ chiến tranh, giờ đây, Hà Nội đang phát triển từng ngày để xứng đáng là trung tâm về kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học, có vị trí hàng đầu của cả nước. Chính quyền và người dân Hà Nội đang ra sức xây dựng Thủ đô hoà bình, Thủ đô "ngàn năm văn hiến".

Sự kiện giải phóng Thủ đô 10/10 không chỉ mở ra một trang mới đầy tươi sáng cho Thủ đô Hà Nội mà còn mang đến nhiều bài học từ sự chiến thắng.

Thứ nhất, đó là bài học về xác định rõ vai trò của Thủ đô trong triến trình kháng chiến chống thực dân Pháp và mối quan hệ giữa Thủ đô và cả nước. Hà Nội là "trái tim" của đất nước Việt Nam, là địa bàn chiến lược quan trọng. Chọn Hà Nội là địa phương mở đầu Toàn quốc kháng chống thực dân Pháp xâm lược là một quyết định đúng đắn, sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ. Quán triệt phương châm vừa kháng chiến vừa kiến quốc của Đảng, trong quá trình kháng chiến, Hà Nội đã phát huy cao độ khả năng và tinh thần tự lực tự cường; đồng thời luôn phối hợp với chiến trường cả nước, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung với tinh thần "Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội".

Thứ hai, bài học về chuẩn bị tốt mọi mặt đợi thời cơ đến, thực hành tiếp quản thắng lợi, hoàn thành sự nghiệp giải phóng Thủ đô. Không phải đánh vào Hà Nội mà vẫn giải phóng Thủ đô một cách nguyên vẹn, đó là kết quả của sự lãnh đạo tài tình đến từ Đảng và Hồ Chủ tịch, tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc tiếp quản Thủ đô, giải phóng hoàn toàn Hà Nội có một ý nghĩa hết sức trọng đại đối với sự nghiệp kháng chiến của cả nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Thành uỷ Hà Nội đã chuẩn bị kế hoạch tiếp quản thành phố một cách vô cùng chu đáo. Ngày 17/9/1954, theo quyết định của Chính Phủ, Uỷ ban Quân chính Hà Nội được thiết lập, bộ máy tiếp quản được tổ chức. Trung ương ban hành và phổ biến cho cán bộ tiếp quản các chỉ thị: "Bảo vệ thành phố mới được giải phóng" cùng "08 chính sách đối với thành phố mới được giải phóng" và "10 điều kỷ luật của bộ đội, nhân viên công tác khi vào thành phố mới được giải phóng". Uỷ ban quân chính đã chuẩn bị một lực lượng quân - dân đủ mạnh để phòng và khắc phục mọi hậu quả âm mưu phá hoạt của kẻ địch gây ra. Để khắc phục những khó khăn, nhất là về mặt đời sống vật chất của nhân dân trong những ngày mới giải phóng, Uỷ ban Quân chính thống nhất ban hành chủ trường: ngoài nhiệm vụ chính là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Thành phố, lực lượng vũ trang nhân dân Thủ đô cần tích cực tham gia mọi hoạt động giúp đỡ nhân dân, nhanh chóng phục hồi sản xuất, góp phần khôi phục nền kinh tế, tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân - dân cả nước.

Có thể nói, ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một mốc son sáng chói đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp tại Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

Người đăng tin: Đỗ Thành công chức văn hóa

Đăng lúc: 09/10/2023 00:00:00 (GMT+7)

Lịch sử, ý nghĩa ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội 10/10/1954

Ngày 10/10/1954 là ngày giải phóng thủ đô - một ngày lịch sử đã khắc sâu trong lòng người dân thủ đô Hà Nội. Sau đây, hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu về lịch sử và ngày giải phóng thủ đô 10/10 nhé.

1. Lịch sử ngày giải phóng thủ đô 10/10/1954

Sau thời gian dài kháng chiến gian khổ, ngày 20/7/1954, Hội nghị Giơnevơ kết thúc,Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết, điều này đồng nghĩa với việc thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi Đông Dương. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn còn nằm trong khu vực tập kết của quân đội Pháp trong 80 ngày. Lợi dụng khoảng thời gian cuối cùng này, quân Pháp ráo riết tổ chức các hoạt động phá hoại Thủ đô về mọi mặt. Trước sức mạnh và sự đoàn kết keo sơn của quân và dân Hà Nôi, cuối tháng 9/1954, Bộ Chỉ huy quân chiếm đóng Pháp chấp nhận rút khỏi thành phố đúng thời hạn. Đồng thời, qua nhiều ngày đấu tranh sôi nổi, các hiệp định về chuyển giao Hà Nội được ký kết ngày 30/9/1954 và ngày 2/10/1954 tại Uỷ ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Sau đó, Chính Phủ đã phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội để chuẩn bị việc tiếp quản thành phố. Lúc này, theo nghị quyết ngày 17/9/1954 của Hội đồng Chính phủ, Uỷ ban quân chính thành phố Hà Nội được thành lập với nhiệm vụ tiếp quản Hà Nộido thiếu tướng Vương Thừa Vũ, tư lệnh sư đoàn Quân Tiên Phong làm Chủ tịch và bác sỹ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch.

Theo kế hoạch, sáng 8/10/1954, các đơn vị quân đội chia nhiều đường tiến vào ngoại thành Hà Nội. Đến 16 giờ 30 phút thì đã tiến đến đường Đê La Thành, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Ngã Tư Sở, Ô Cầu Giấy và Nhật Tân. Đến 6 giờ sáng ngày 9/10/1954, bộ đội ta đi theo nhiều đường từ ngoại thành tiến vào nội thành chia làm nhiều cánh quân tiến vào 5 cửa ô chính rồi từ đó toả đi các nơi, quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiến vào tiếp quản đến đó. Đúng 16 giờ 30 phút ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Bộ đội ta tiến đến đâu, nhân dân ta đổ ra hai bên đường, phất cờ, tung hoa, reo mừng không ngớt. Cổng chào, khẩu hiệu dựng lên khắp các nẻo đường, cờ đỏ sao vàng rực rỡ, phấp phới bay trên các tầng nhà.

Đến sáng ngày 10/10/1954 - ngày của kỷ niệm hào hùng, Trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Hà Nội trong rừng cờ hoa rực rỡ, trong tiếng reo hò của hàng chục vạn người dân. 5 giờ sáng ngày hôm ấy,nhân dân Thủ đô quần áo chỉnh tề, mang cờ, hoa, ảnh Bác Hồ, xếp thành hàng trật tự, theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố,... kéo tới những con đường chờ đón đoàn quân sẽ diễu qua. Đoàn xe đầu tiên do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ và bác sỹ Trần Duy Hưng dẫn đầu.

Đến 8 giờ sáng cùng ngày, cánh quân phía Tây xuất phát từ Quần Ngựa (nay là Cung Thể thao Hà Nội, phố Quần Ngựa). Đó là những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, mang trên ngực huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ" trở về với thành phố quê hươngdo Trung đoàn trưởng Nguyễn Quốc Trị - anh hùng quân đội dẫn đầu. Các chiến sĩ diễu binh qua các phố Kim Mã, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang... đến 9 giờ 45 phút tiến vào Cửa Đông của thành phố Hà Nội.

Lúc này, 8 giờ 45 phút, cánh quân phía Nam thuộc hai trung đoàn 88 và 36cũng xuất phát từ Việt Nam học xá (nay thuộc trường Đại học Bách Khoa), đi qua Bạch Mai, phố Hiếu, diễu binh qua Hồ Gươm rồi vòng lại chiếm lĩnh toàn bộ khu Đồn Thuỷ (Bệnh viện Hữu Nghị ngày nay) và khu Đấu Xảo (Cung Văn hoá Lao động Hữu Nghị ngày nay).

Đến 9 giờ 30 phút, Đoàn Cơ giới và Pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, đi qua phố Huế đến bờ hồ, đi qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc và tiến vào thành phố lúc 10 giờ 45 phút.

Các đơn vị bộ đội ta đi đến đâu, gương mặt thành phố như bừng sáng đến đó. Đến 15 giờ, còi trên nóc Nhà hát Thành phố nổi lên một hồi dài. Hàng trăm nghìn người dân Thủ đô dự Lễ chào cờ do Uỷ ban Quân chính tổ chức tại sân vận động Cột Cờ với sự tham gia của các đơn vị quân đội. Sau Lễ chào cờ, Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Vương Thừa Vũ trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào thủ đô nhân ngày thiêng liêng lịch sử. Mở đầu Lời kêu goi, Người viết: "Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính Phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào...", tất cả mọi người đều rưng rưng xúc động. Ngày 10/10/1954 đã trở thành cột mốc lịch sử, ghi nhận bao nỗ lực, cố gắng, ghi nhận cả những mất mát, hy sinh mà quân và dân ta đã trải qua để giải phóng Thủ đô.

Trong không khí vui mừng của ngày lễ lịch sử, đồng chí Vương Thừa Vũ - Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Thành phố Hà Nội đã vinh dự đọc lá thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô, Người dặn dò nhân dân hãy: "Đồng tâm nhất trí góp sức với Chình phủ, thì chúng ta nhất định vượt mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: Làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn vinh. Kể từ đó, Hà Nội đã trở thành trái tim thiêng liêng của Tổ quốc, Thành phố vì hoà bình. Trong suốt chặng đường hành quân lịch sử từ ngày Toàn quốc kháng chiến đến Ngày trở về giải phóng Thủ đô, vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh, quân và dân Hà Nội đã lập nên mốc son chói lọi làm nức lòng quân và dân cả nước, để lại những bài học quý giá cho những chặng hành quân tiếp theo trên con đường đọc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

2. Ý nghĩa của ngày giải phóng Thủ đô 10/10

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, giờ đây, biết bao kỷ niệm của tuổi xanh đầy nhiệt huyết về những con người đã làm nên lịch sử, sức mạnh của nhân dân, tinh thần bất khuất của người dân Việt Nam. Ngày 10/10/1954 trở thành một dấu ấn xúc động không quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam. Đây là một mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới, nhân dân lao động được làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bước vào xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.

Từ một thành phố đã chịu nhiều tổn thương từ chiến tranh, giờ đây, Hà Nội đang phát triển từng ngày để xứng đáng là trung tâm về kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học, có vị trí hàng đầu của cả nước. Chính quyền và người dân Hà Nội đang ra sức xây dựng Thủ đô hoà bình, Thủ đô "ngàn năm văn hiến".

Sự kiện giải phóng Thủ đô 10/10 không chỉ mở ra một trang mới đầy tươi sáng cho Thủ đô Hà Nội mà còn mang đến nhiều bài học từ sự chiến thắng.

Thứ nhất, đó là bài học về xác định rõ vai trò của Thủ đô trong triến trình kháng chiến chống thực dân Pháp và mối quan hệ giữa Thủ đô và cả nước. Hà Nội là "trái tim" của đất nước Việt Nam, là địa bàn chiến lược quan trọng. Chọn Hà Nội là địa phương mở đầu Toàn quốc kháng chống thực dân Pháp xâm lược là một quyết định đúng đắn, sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ. Quán triệt phương châm vừa kháng chiến vừa kiến quốc của Đảng, trong quá trình kháng chiến, Hà Nội đã phát huy cao độ khả năng và tinh thần tự lực tự cường; đồng thời luôn phối hợp với chiến trường cả nước, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung với tinh thần "Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội".

Thứ hai, bài học về chuẩn bị tốt mọi mặt đợi thời cơ đến, thực hành tiếp quản thắng lợi, hoàn thành sự nghiệp giải phóng Thủ đô. Không phải đánh vào Hà Nội mà vẫn giải phóng Thủ đô một cách nguyên vẹn, đó là kết quả của sự lãnh đạo tài tình đến từ Đảng và Hồ Chủ tịch, tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc tiếp quản Thủ đô, giải phóng hoàn toàn Hà Nội có một ý nghĩa hết sức trọng đại đối với sự nghiệp kháng chiến của cả nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Thành uỷ Hà Nội đã chuẩn bị kế hoạch tiếp quản thành phố một cách vô cùng chu đáo. Ngày 17/9/1954, theo quyết định của Chính Phủ, Uỷ ban Quân chính Hà Nội được thiết lập, bộ máy tiếp quản được tổ chức. Trung ương ban hành và phổ biến cho cán bộ tiếp quản các chỉ thị: "Bảo vệ thành phố mới được giải phóng" cùng "08 chính sách đối với thành phố mới được giải phóng" và "10 điều kỷ luật của bộ đội, nhân viên công tác khi vào thành phố mới được giải phóng". Uỷ ban quân chính đã chuẩn bị một lực lượng quân - dân đủ mạnh để phòng và khắc phục mọi hậu quả âm mưu phá hoạt của kẻ địch gây ra. Để khắc phục những khó khăn, nhất là về mặt đời sống vật chất của nhân dân trong những ngày mới giải phóng, Uỷ ban Quân chính thống nhất ban hành chủ trường: ngoài nhiệm vụ chính là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Thành phố, lực lượng vũ trang nhân dân Thủ đô cần tích cực tham gia mọi hoạt động giúp đỡ nhân dân, nhanh chóng phục hồi sản xuất, góp phần khôi phục nền kinh tế, tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân - dân cả nước.

Có thể nói, ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một mốc son sáng chói đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp tại Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

Người đăng tin: Đỗ Thành công chức văn hóa